(Bài tập 4, SGK) Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng

237

Với giải Câu 3 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Bài tập 4, SGK) Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 4, SGK) Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)

b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)

c) Kéo chăn về phía ây, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thể này. U, không đói thì thôi, Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)

d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?”. Ông chồng trả lời: “Không.” – “Ông có sắp chữ được không?”, – “Không”. (Nguyễn Khái)

Trả lời:

a) Câu đặc biệt: Trông gớm chết!

b) Câu rút gọn: Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!

c) Câu đặc biệt: Khuya rồi.

d) Câu rút gọn: Không.

=> Việc sử dụng những câu đặc biệt, câu rút gọn trong các ngữ liệu trên có tác dụng miêu tả được rõ ràng hành động, thái độ, tình cảm của nhân vật đối với vấn đề hữu quan.

Đánh giá

0

0 đánh giá