TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

285

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - (Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Tản văn

D. Truyện ngắn

Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì ?

A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt

B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém

C. Giá trị của vịt và thiên nga

D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày

Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “ độc nhất vô nhị” là:

A. tâm địa độc ác là duy nhất

B. sự khác biệt là độc nhất

C. sự riêng biệt độc đáo là duy nhất

D. duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai

Câu 5. Trong các nhóm từ sau , đâu là nhóm từ Hán Việt?

A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua

B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh

C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp

D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt

Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì?

A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả

B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga

C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một

D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon

Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. Đảo ngữ

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 8. Câu văn “ Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn?

A. Lí lẽ

B. Dẫn chứng

C. Vừa là lí lẽ vừa là dẫn chứng

D. Luận điểm

Câu 9 (1,0 điểm) Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản?

Câu 10 (1,0 điểm) Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em?

Phần II. Viết (4,0 điểm).

Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội đã để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

B. Văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt

0,5 điểm

Câu 3

B. Quy nạp

0,5 điểm

Câu 4

D. duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai

0,5 điểm

Câu 5

B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh

0,5 điểm

Câu 6

A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả

0,5 điểm

Câu 7

C. Điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 8

B. Dẫn chứng

0,5 điểm

Câu 9

- Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi:

Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu được: Em nhận ra giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì? Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội đã để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

+ Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

+ Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

+ Kết bài: khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

3,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện cười

2

0

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

10

15

10

25

0

30

0

10


100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện cười

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.

- Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.

Thông hiểu:

- Nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn, giải thích được một số câu tục ngữ thông dụng.

Vận dụng:

- Vận dụng những bài học được gợi ra trong câu chuyện để áp dụng vào cuộc sống.


2TN


2TN

1TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề.

- Nêu được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm về đời sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng số câu

 

2TN

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - (Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!

(Sưu tầm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Văn bản thông tin

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3. Chủ đề của văn bản trên là gì?

A. Sự tử tế

B. Tinh thần tương thân tương ái

C. Tinh thần vượt khó

D. Tình thần đoàn kết

Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai dưới hình thức nào?

A. Quy nạp

B. Song hành

C. Hỗn hợp

D. Diễn dịch

Câu 5. Câu văn Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận đóng vai trò gì?

A. Câu nêu uận đề

B. Câu nêu luận điểm

C. Câu nêu bằng chứng

D. Câu nêu lí lẽ

Câu 6 (0,5 điểm) Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?

Câu 8 (1,0 điểm) Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận xã hội

0,5 điểm

Câu 2

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

B. Tinh thần tương thân tương ái

0,5 điểm

Câu 4

D. Diễn dịch

0,5 điểm

Câu 5

C. Câu nêu bằng chứng

0,5 điểm

Câu 6

Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thắm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.

0,5 điểm

Câu 7

Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.

1,0 điểm

Câu 8

Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.

- Cả bè hơn cây nứa.

- Góp gió thành bão

- Hợp quần gây sức mạnh.

- Lá lành đùm lá rách

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Thương người như thể thương thân..

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

- Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2. Thân bài:

* Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?

- Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.

* Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.

- Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta.

* Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?

- Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp:

+ Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..

+ Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…

+ Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…

- Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

3. Kết bài:

- Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

- Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.

4,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

................................

................................

................................

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 8 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Cánh diều 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Anh 8 (Friends plus 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá