TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Cánh diều 2023) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Cánh diều 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:  

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Cánh diều 2023) có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều (Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Ca ngợi sự nhanh trí của quan.

Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7. Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm) Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm) Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Truyện cười.

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 4

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

0,5 điểm

Câu 5

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

0,5 điểm

Câu 6

D. Cả A và B

0,5 điểm

Câu 7

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

0,5 điểm

Câu 8

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

0,5 điểm

Câu 9

Bài học:

- Nên có thái độ phê phán với những người quan chuyên đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

1,0 điểm

Câu 10

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống

2. Thân bài

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương

– Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

3. Kết bài

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

3,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều (Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Ký

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 3. Câu văn Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?

A. Hỗn hợp

B. Diễn dịch

C. Song hành

D. Quy nạp

Câu 5. Câu văn Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống có vai trò gì?

A. Câu nêu luận đề

B. Câu nêu luận điểm

C. Câu nêu lí lẽ

D. Câu nêu bằng chứng

Câu 6. Đâu không phải là điều cần làm trước mắt mà tác giả đã nêu trong đoạn trích?

A. Trau dồi kĩ năng sống

B. Tích lũy tri thức

C. Xây dựng các chuẩn mực cho bản thân

D. Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm

Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

B. Nghị luận xã hội

0,5 điểm

Câu 2

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 4

B. Diễn dịch

0,5 điểm

Câu 5

C. Câu nêu lí lẽ

0,5 điểm

Câu 6

A. Trau dồi kĩ năng sống

0,5 điểm

Câu 7

– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:

+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…;

+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…

1,0 điểm

Câu 8

– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thái độ sống tích cực.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thái độ sống tích cực: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có thái độ sống tích cực:

Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân.

Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Trước mỗi khó khăn thử thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất.

- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực:

Thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.

Người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống, có nhiều người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của thái độ sống tích cực; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

4,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

................................

................................

................................

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Cánh diều 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán 8 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá