Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 8

232

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8 (Cánh Diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 (Cánh diều)

I. Tác giả Mô-li-e

- Mô-li-e (1622- 1673) sinh ra ở Pa-ri, cha của ông là 1 nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua.

- Gia đình ông làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Mô-li-e học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng La-tinh.

- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Mô-li-e từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu.

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”.

- Đến năm 1672 – 1673, ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

Tác giả tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 (Cánh diều) (ảnh 2)

II. Tìm hiểu tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: hài kịch.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh

- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì.

- Văn bản “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” được trích từ cảnh 5 hồi 2.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục văn bản Đổi tên cho xã

- Phần 1 (Từ đầu đến… các nhà quý phái): Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.

- Phần 2 (Phần còn lại): Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học làm sang, tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lời thoại chân thực, sinh động, ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán, cùng ghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục

Tác giả tác phẩm Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 (Cánh diều) (ảnh 3)

1. Ông Giuốc-đanh học làm sang

- Xuất thân trong một gia đình tư bản giàu có, làm ăn phát đạt: ông muốn trở thành quý tộc.

- Vì ngu dốt, ngờ nghệch, bị những kẻ bịp bợm vào xâu xé, trục lợi

⇒ Có ước muốn hảo huyền trong khi bản thân không có khả năng

⇒ Ông được khắc họa kĩ hơn ở hai tình huống chính là ông nhận lễ phục và mặc lễ phục

2. Ông Giuốc- đanh nhận lễ phục

- Hành động: Đặt tên phó may làm những thứ liên quan đến trang phục quý tộcj

- Tỉnh táo nhận ra việc phó may ăn bớt vài, lợi dụng kiếm chác nhưng khi phó may bịa ra lí lẽ rằng người quý tộc đều mặc vậy ⇒ thuận ý liền tin ngay

- Phát hiện ra phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi phó may khen vải đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ không hề giận nữa

⇒ Tình huống kịch bất ngờ, thú vị ⇒ Chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch ⇒ trở nên nực cười

3. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

- Những tên thợ phục mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào chú hề

- Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền

- Ông vô cùng thích thú và không hề tiếc túi tiền của mình để cho chúng

⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.

IV. Đọc tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh đến.

Ông Giuốc-đanh, Gia nhân

ÔNG GIUỐC-ĐANH − A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khủng lên vì bác đây.

PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chủ thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH — Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

PHÓ MAY — Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

PHÓ MAY – Thưa ngài, đâu có.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đâu có là thế nào!

PHÓ MAY - Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.

ÔNG GIUỐC-ĐÁNH — Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.

PHÓ MAY – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

PHÓ MAY - Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi!

PHÓ MAY – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư?

PHÓ MAY – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Những người quý phải mặc áo ngược hoa ư?

PHÓ MAY — Thưa ngài, vâng.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy.

PHÓ MAY – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Không, không.

PHÓ MAY — Xin ngài cứ việc bảo.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không?

PHÓ MAY – Còn phải nói! Tôi đổ hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chủ thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ; và một chủ khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn đấy.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?

PHÓ MAY – Chững chạc tuốt!

ÔNG GIUỐC-ĐANH – nhìn áo của bác phó may — Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.

PHÓ MAY – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ dừng gạn vào áo của tôi mới phải.

PHÓ MAY – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ừ, dưa đây tôi.

PHÓ MAY – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ơ này! Vào đây, các chú. Các chủ hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.

Bốn chú thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đảm thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.

THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì?

THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ.

ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!

THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

ÔNG GIUỐC-ĐANH − “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

THỢ PHỤ — Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.

ÔNG GIUỐC-ĐANH –Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, dừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông” đấy nhé.

THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.

ÔNG GIUỐC-ĐANH — nói riêng – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.

Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.

Tóm tắt Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Đổi tên cho xã

Tác giả tác phẩm: Cái kính

Tác giả tác phẩm: Thi nói khoác

Tác giả tác phẩm: Hịch tướng sĩ

Đánh giá

0

0 đánh giá