Bố cục Thi nói khoác (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

237

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Đổi tên cho xã Ngữ văn lớp 8 bộ Cánh Diều chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Thi nói khoác (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

Video bài giảng Thi nói khoác (Cánh diều)

Bố cục Thi nói khoác

- Phần 1 (Từ đầu đến…đành chịu thua): Lí do diễn ra cuộc thi nói khoác và những lời nói khoác của các quan

- Phần 2 (Phần còn lại): Cái kết gây cười từ lời nói của anh lính hầu.

Bố cục Thi nói khoác (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 2)

Nội dung chính Thi nói khoác

Truyện phê phán những kẻ có tính khoác lác. Câu chuyện là một lớp đối thoại của các vị quan với nhau, ai nấy đầu khoái chí với lời nói khoác của mình nhưng cuối cùng vẫn phải sợ hãi trước lời nói khoác của anh lính hầu.

Ý nghĩa nhan đề Thi nói khoác

Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.

Giá trị nội dung Thi nói khoác

- Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Từ đó, truyện nhằm châm biếm tính khoác lác và nhát chết của bọn quan lại trong xã hội thời phong kiến.

Giá trị nghệ thuật Thi nói khoác

- Sử dụng từ ngữ sinh động, trào phúng, dễ dàng tạo tiếng cười cho người đọc về nội dung câu chuyện.

Tóm tắt Thi nói khoác

Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Từng vị lần lượt nói khoác, sau đó hả hê cưới nói với nhau. Anh lính hầu thấy vậy, liền nói với các quan rằng họ đang nói khoác khi anh dám hét “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!” . Anh coi đó như là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

Bố cục Thi nói khoác (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Thi nói khoác

Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:

- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!

Quan thứ hai nói:

- Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng này!

Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng. Quan thứ ba nói:

- Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.

Đến lượt quan thứ tư:

- Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chửng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi.

Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.

Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:

- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!

Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra là anh lính hầu. Lúc ấy, các quan mới lên giọng:

- Thằng kia, mày định trói ai thế?

- Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá