Bố cục Hiểu rõ bản thân (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

216

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Hiểu rõ bản thân Ngữ văn lớp 8 bộ Chân trời sáng tạo chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Hiểu rõ bản thân (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

Bố cục Hiểu rõ bản thân

3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “thay đổi rất nhiều”): Dẫn dắt vấn đề về cách hiểu được bản thân

- Phần 2 (tiếp đến “trưởng thành”): Bàn luận về vấn đề

- Phần 3 (còn lại): Khẳng định lại vấn đề bàn luận.

Bố cục Hiểu rõ bản thân (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

Nội dung chính Hiểu rõ bản thân

Trong văn bản này, tác giả khơi gợi trong lòng người đọc vấn đề làm thế nào để hiểu rõ về bản thân nhiều hơn, hay nói cách khác là tự nhận thức. Để nhận thức về bản thân rõ hơn, có thể đặt ra một số câu hỏi như: Bạn thích làm gì? Không thích làm gì? Mục tiêu hiện tại và tương lai là gì? Hiện tại cảm thấy như thế nào? Tại sao lại thấy như vậy? Ngoài ra còn phải tự vấn mối quan hệ của bản thân đối với những người xung quanh. Các câu hỏi tự vấn này luôn phải được đặt ra trong mỗi khoảnh khắc của cuộc đời.

Trong văn bản này, tác giả khơi gợi trong lòng người đọc vấn đề làm thế nào để hiểu rõ về bản thân nhiều hơn, hay nói cách khác là tự nhận thức.

Giá trị nội dung Hiểu rõ bản thân

- Văn bản nói về cách làm thế nào để hiểu bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.

Giá trị nghệ thuật Hiểu rõ bản thân

- Sử dụng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

- Ngôn ngữ mạch lạc, logic.

Tóm tắt Hiểu rõ bản thân

Bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều, vậy phải làm gì để hiểu rõ bản thân? Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn và nó là một quá trình thú vị. Quá trình hiểu rõ bản thân cũng như việc yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì. Tự nhận thức là bắt đầu với việc tự đánh giá và trả lời câu hỏi: Năng khiếu nổi bật, hy vọng, ước mơ, mục tiêu hiện tại của bạn là gì?... Ngoài ra bạn có thể tự vấn bản thân bằng rất nhiều câu hỏi khác. Bạn cũng có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí của mình. Tuy nhiên hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.

Bố cục Hiểu rõ bản thân (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 2)

 

Đọc tác phẩm Hiểu rõ bản thân

 

Làm sao bạn có thể hiểu được bản thân nếu chưa từng trăn trở về điều đó? Bạn hiểu rõ bản thân đến mức nào nếu bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều?

Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn – nhưng chính điều này làm cho nó trở nên thú vị. Quá trình hiểu rõ bản thân cũng giống như việc khám phá bạn là ai – yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì, và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này. Khi lớn lên, có kinh nghiệm và học hỏi được những điều mới lạ, bạn sẽ tiếp tục thay đổi cả về hình dáng lẫn thế giới nội tâm. Sẽ có những điều cần lời giải đáp, thâm chí đối với cả người trưởng thành.

Tự nhận thức bắt đầu với việc tự đánh giá và điều đó có nghĩa là bạn phải xem xét bản thân và cuộc sống của mình thật cẩn thận. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

- Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?

- Điều gì tốt cho bạn? Bạn có thể hoàn thiện những gì?

- Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?

- Điều gì làm bạn hạnh phúc?

- Bạn thật sự muốn học điều gì?

- Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

- Bạn đã học được những gì từ trải nghiệm của bản thân?

- Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

Ngoài những câu hỏi trên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi bạn có thể tự vấn. Hãy xem xét những sự việc cụ thể hơn, ví dụ như quan hệ của bạn với bạn bè và gia đình hay mẫu người bạn muốn trở thành khi trưởng thành.

Bạn có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm câu trả lời, hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí của mình. Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Đại Nam quốc sử diễn ca

Bố cục Bến Nhà Rồng năm ấy

Bố cục Bạn đến chơi nhà

Bố cục Đề đền Sầm Nghi Đống

Bố cục Tự trào

Đánh giá

0

0 đánh giá