Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy: - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên

140

Với giải Câu hỏi trang 45 SGK Địa lí 11 Cánh diều chi tiết trong Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy: - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Câu hỏi trang 45 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

- Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm

+ Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, nhiều dãy núi cao, nhiều núi lửa đang hoạt động. Đất feralit là chủ yếu

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, ngoài ra còn có đồng bằng ven biển với đất phù sa màu mỡ.

+ Địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, bãi cát.

- Ảnh hưởng: Địa hình và đất đai tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân:

+ Khu vực đồi núi: trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

+ Khu vực đồng bằng: giao thương, trồng lúa nước và các cây hàng năm khác.

+ Vùng núi cao gây khó khăn cho giao thông vận tải, vùng trũng thấp dễ ngập úng, khiến cho các hoạt động kinh tế gặp khó khăn.

b) Khí hậu

- Đặc điểm

+ Phân hóa đa dạng với các đới và kiểu khí hậu khác nhau: cận nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, xích đạo và cận xích đạo. Khu vực núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

+ Nhiệt độ cao, trung bình năm trên 20°C, lượng mưa trung bình từ 1300mm đến 2000mm, độ ẩm lớn trên 80%.

+ Phía bắc của Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh.

- Ảnh hưởng:

+ Tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm; rừng nhiệt đới phát triển quanh năm.

+ Một số khu vực thường xảy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. Các sông lớn tập trung ở khu vực lục địa: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam…

+ Có nhiều hồ, quan trọng nhất là Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

- Ảnh hưởng:

+ Mạng lưới sông tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan du lịch. Các sông vùng núi có giá trị thủy điện. Tuy nhiên, vào mùa mưa sông thường xuyên gây lũ lụt ảnh hưởng đời sống và sản xuất.

+ Hồ có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi biển đẹp;

+ Có nguồn khoáng sản và sinh vật biển phong phú.

- Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

+ Trong quá trình khai thác tài nguyên biển, cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Diện tích rừng lớn 2 triệu km2(2020), chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm có tính đa dạng sinh học cao, thành phần loài đa dạng.

- Ảnh hưởng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến lâm sản, du lịch.

+ Rừng ngập mặn ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Chú ý bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Đa dạng khoáng sản: sắt, ni-ken, đồng, thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên… nhiều khoáng sản giá trị lớn.

- Ảnh hưởng: khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và cũng là các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá