Cho hàm số y=(2m-1)x+5 (m khác 1/2) a) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –3x

216

Với giải Câu 7.46 trang 36 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối chương 7 nhất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Cho hàm số y=(2m-1)x+5 (m khác 1/2) a) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –3x

Câu 7.46 trang 36 SBT Toán 8 Tập 2Cho hàm số y=2m1x+5   m12

a) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –3x.

b) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị m tìm được ở câu a.

c) Tìm giao điểm A của đồ thị hàm số ở câu b và đồ thị của hàm số y = x + 5. Tính diện tích của tam giác OAB, trong đó B là giao điểm của đồ thị hàm số y = x + 5 với trục Ox.

Lời giải:

a) Để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –3x thì:

2m – 1 = –3

2m = –2

m = –1 (thỏa mãn).

Vậy m = – 1 thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

b) Với m = – 1, ta có hàm số y = –3x + 5.

Đồ thị hàm số y = –3x + 5 là đường thẳng đi qua các điểm (0; 5) và (1; 2).

Đồ thị hàm số như hình vẽ dưới:

Cho hàm số  y= (2m-1)x+5 m khác 1/2. Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y=-3x

c) Gọi tọa độ của điểm A(x0; y0)

Do A là giao điểm của y = –3x + 5 và y = x + 5 nên ta có:

–3x0 + 5 = x0 + 5

–4x0 = 0

x0 = 0

Suy ra y0 = 0 + 5 = 5.

Do đó, điểm A(0; 5).

Gọi tọa độ của điểm B(x1; y1)

Do B là giao điểm của y = x + 5 với trục Ox nên ta có:

0 = x1 + 5

x1 = –5

Do đó, B(–5; 0).

Biểu diễn các điểm A, B nên mặt phẳng Oxy ta có:

Cho hàm số  y= (2m-1)x+5 m khác 1/2. Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y=-3x

Dễ thấy: OA = 5; OB = 5.

Diện tích tam giác OAB vuông tại O là:12.5.5=252.

Đánh giá

0

0 đánh giá