Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng nhất hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Toán 8 Bài 29 từ đó học tốt môn Toán 8.
SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng
Lời giải:
Gọi hàm số bậc nhất là y = ax + b (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số có hệ số góc là –3 nên a = –3.
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm (1; 2) nên ta có:
2 = a . 1 + b
2 = –3 . 1 + b
2 = –3 + b
b = 5
Vậy hàm số bậc nhất cần tìm là y = –3x + 5.
Lời giải:
Gọi hàm số bậc nhất cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0).
Hệ số góc của đồ thị hàm số là 2 nên a = 2.
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3 tức là đi qua điểm (–3; 0). Do đó, ta có:
0 = 2 . (–3) + b
0 = –6 + b
b = 6
Vậy đồ thị hàm số cần tìm là y = 2x + 6.
Lời giải:
- Ta có 2 ≠ –3 nên
+ hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = –3x + 1 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = –3x + 2 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 2 và y = –3x + 1 cắt nhau,
+ hai đường thẳng y = 2x + 2 và y = –3x + 2 cắt nhau.
- Ta có –3 = –3 và 1 ≠ 2 nên hai đường thẳng y = –3x + 1 và y = –3x + 2 song song với nhau.
- Ta có 2 = 2 và 1 ≠ 2 nên hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = 2x + 2 song song với nhau.
Lời giải:
a)
Để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song thì:
2 = 2m + 1 và 3m ≠ –5
2m = 1 và m ≠
m = và m ≠
Vậy m =.
b) Để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau thì 2 ≠ 2m + 1 hay 2m ≠ 1, tức là m ≠.
Lời giải:
Do hàm số bậc nhất cần tìm có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng y = –2x + 1 nên nó có dạng y = –2x + b với b ≠ 1.
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm (–1; 4) nên ta có:
4 = –2 . (–1) + b
4 = 2 + b
b = 2 (thỏa mãn)
Vậy hàm số cần tìm là y = – 2x + 2.
Lời giải:
Để đường thẳng y = (2m – 4)x + 3 (m ≠ 2) vuông góc với đường thẳng y = + 1 thì:
2m – 4 = 2
2m = 6
m = 3 (thỏa mãn).
Vậy m = 3.
Bài tập 7.39 trang 34 SBT Toán 8 Tập 2: Trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng:
(dm): y = (1 – m)x + 2 và (d'm): y = (m + 1)x – 3.
Tùy theo giá trị của m, xét vị trí tương đối của hai đường thẳng đã cho.
Lời giải:
TH1: 1 – m = m + 1 hay m = 0 thì:
(dm): y = x + 2
(d'm): y = x – 3
Do đó, (dm) và (d'm) là hai đường thẳng song song với nhau.
TH2: 1 – m ≠ m + 1 hay m ≠ 0 thì hai đường thẳng cắt nhau do hệ số góc khác nhau.
a) Tính hệ số góc của đường thẳng này.
b) Đại lượng y có tỉ lệ thuận với đại lượng x không ?
Nếu có thì hệ số tỉ lệ bằng bao nhiêu?
c) Đại lượng x có tỉ lệ thuận với đại lượng y không ?
Nếu có thì hệ số tỉ lệ bằng bao nhiêu?
Lời giải:
a) Từ đồ thị, ta thấy đường thẳng đi qua gốc tọa độ (và không trùng với hai trục tọa độ) nên nó là một đồ thị của một hàm số bậc nhất có dạng y = ax (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số đi qua điểm (50; 127) nên ta có:
127 = a . 50, suy ra a == 2,54.
Do đó, hệ số góc của đường thẳng là a = 2,54.
b) Với a = 2,54, ta có y = 2,54x nên đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x và hệ số tỉ lệ là 2,54.
c) Do y = 2,54x nên do đó đại lượng x cũng tỉ lệ thuận với đại lượng y và hệ số tỉ lệ là .
Xem thêm Lời giải bài tập SBT Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.