Cơm rượu (hay còn gọi là rượu nếp cái) là món ăn đặc sản

143

Với giải Bài 16.17 trang 79 vở bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Alcohol giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hóa 11. Mời các bạn đón xem:

Cơm rượu (hay còn gọi là rượu nếp cái) là món ăn đặc sản

Bài 16.17 trang 79 Sách bài tập Hóa học 11Cơm rượu (hay còn gọi là rượu nếp cái) là món ăn đặc sản trong dịp lễ Tết của người Việt, được truyền lại qua những nét đặc trưng riêng về khẩu vị của từng miền. Cơm rượu được chế biến từ gạo nếp, thành phần chủ yếu là tinh bột, nấu chín thành xôi, để nguội và ủ với men thích hợp trong khoảng 3-5 ngày. Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, vị thanh ngọt, cay nhẹ, hơi nồng, giúp kích thích tiêu hoá, ... Tuy nhiên, sử dụng nhiều có thể gây nên sự không tỉnh táo. Giải thích và viết phương trình chuyển hoá các chất trong quá trình ủ men thành cơm rượu.

Lời giải:

Trong gạo nếp, thành phần chủ yếu là tinh bột ((C6H10O5)n), khi ủ với men (enzyme), xảy ra các phản ứng theo phương trình hoá học sau:

(C6H10O5)n + nH2enzyme nC6H12O6

C6H12O6 enzyme 2C2H5OH + 2CO2

Cơm rượu là sản phẩm của quá trình lên men tinh bột, chứa ethanol, không qua chưng cất. Vị ngọt của sản phẩm thường do có chứa đường glucose (C6H12O6). Khi ăn nhiều món ăn này có thể gây nên sự không tỉnh táo, mệt mỏi, khó thở…

 

Đánh giá

0

0 đánh giá