Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (2024) HAY NHẤT

80

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

TOP 10 mẫu Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như "khèn, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn đá,...

Khèn mông - Toán học 1 - Chu Thị Tú Liên - Thư viện Tư liệu giáo dục

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 1)

Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Khèn là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh, được sử diễn tấu trong tang ma nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Ngay cả cấu tạo, quy đình chế tác nhạc cụ này cũng hết sức độc đáo.

Dù mang tính đại chúng nhưng người diễn tấu khèn lại dành đặc quyền của nam giới. Với nam giới, ngay khi còn nhỏ đã được hướng đến việc phải học hỏi cách diễn tấu khèn để khi hơn 10 tuổi đều có cây khèn trên vai khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi buồn, khi vui đều mang khèn diễn tấu, đều nghe khèn và tâm tư, tình cảm cũng như nhu cầu, giao tiếp, kết nối của mình qua tiếng khèn.

Dù việc chế tác hay diễn tấu khèn là độc quyền của nam giới nhưng việc thưởng thức, thụ hưởng nhạc điệu của nó lại dành cho cả cộng đồng, không phân biệt tuổi tác, địa vị. Sự cảm nhận âm nhạc từ nhạc cụ này đã khẳng định trình độ thẩm âm và thẩm mỹ khá cao của người Mông. Chỉ cần nghe tiếng khèn Mông cất lên, cả cộng đồng sẽ hướng tới, hòa mình vào từng giai điệu – dù buồn hay vui – tạo sự cộng cảm đặc biệt.

Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm. Vì vậy, có thể nhiều người học diễn tấu được nhưng chế tác nó thì không nhiều.

Diễn tấu khèn là cả một nghệ thuật hết sức độc đáo bởi nhạc cụ này không chỉ để thổi mà còn để nhảy múa với sự biến hóa vô cùng sinh động mà không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn đòi hỏi cả sức khỏe vì có cả những động tác nhào lộn, trồng chuối...

Song hành suốt cả vòng đời của người Mông chính là tiếng khèn. Trong các lễ hội mùa vụ và vòng đời, tiếng khèn vừa là tiếng nói tâm linh kết nối với thần linh, tổ tiên, vừa là âm thanh vui vẻ kết nối cộng đồng để giải tỏa những khúc mắc, buồn lo.

Mua Đàn Bầu Giá Rẻ Ở Đâu Tốt? - Nhạc Cụ Tiến Mạnh

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 2)

Đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới, nhưng cấu tạo lại rất đơn giản. Những vật liệu làm ra cây đàn Bầu là các loại cây tre, bương, vầu, vỏ quả bầu..., những vật liệu dễ kiếm gần gũi trong đời sống người Việt.

Trước kia, thân đàn bầu được làm bằng một đoạn ống tre, ống bương, ống vầu thì nay được làm bằng hộp gỗ hình chữ nhật dài khoảng trên dưới 1 mét. Một đầu to có bát âm làm từ vỏ quả bầu khô với cần đàn nối với dây đàn, đầu bên kia nhỏ hơn có dây đàn gắn với cần chỉnh dây. Bầu đàn làm bằng đầu cuống quả bầu hoặc gỗ tiện giống quả bầu. Cần đàn làm bằng sừng tre dẻo dài khoảng 50-70 cm, sau này thay bằng sừng trâu.

Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ, sau này thay bằng dây sắt. Khi chơi đàn người chơi gảy bằng ngón tay, móng hay que gảy, phát ra âm thanh do va chạm trực tiếp, 1 lần, tạo ra "âm thực", kết hợp với việc rung cần đàn tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ. Đây cũng là nét độc đáo của loại nhạc cụ tiêu biểu Việt Nam được thế giới ghi nhận. Nghệ sĩ đàn bầu Kim Thành cho rằng: "Nét nổi bật của đàn bầu là tạo ra tiếng đàn là sóng bồi âm. Đàn bầu có hai phần chính: phần cầm que tạo ra tiếng đàn và dùng cần đàn để nhấn cao độ lên và xuống. Cây đàn bầu độc đáo về cách sử dụng là như thế. Thường các cây đàn khác bật bằng dây buông, như đàn ghi ta có phím để thay đổi âm vực khác nhau, nhưng cây đàn bầu thì cái chặn dây lại bằng tay thay cho phím đàn".

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 3)

Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa. Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 4)

Đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25-30cm), phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây (rộng 20 – 25cm)

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ ván ngô đồng dày khoảng 0.05 – 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn (hay còn gọi là con nhạn) nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển giúp điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

Tiếng đàn trong và sáng, đàn tranh có thể dược dùng khi chơi độc tấu, hòa tấu hoặc đệm hát, ngâm thơ, dàn nhạc tài tử, hòa nhạc cùng những nhạc cụ dân tộc khác.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 5)

Nhạc cụ sáo trúc đã được biết đến từ văn thơ, âm nhạc dân gian cổ xưa của người Việt Nam. Từ trước tới nay, hình ảnh cây sáo truc đã gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Vật liệu tạo thành sáo trúc thường là trúc hoặc tre. Sáo có kích thước đường kính 1,5cm và dài 30cm. Sáo trúc có thể truyền tải âm nhạc một cách nhẹ nhàng đầy cảm xúc. Âm vực của sáo trúc rộng hai quãng tám. Âm thanh trong sáng réo rắt vui tươi, Sáo trúc thường được dùng để độc tấu hoặc hòa tấu cùng dàn nhạc giao hưởng, cổ truyền, thính phòng thậm trí sử dụng trong nhạc hiện đại.

Đàn tỳ bà không khảm - Nhạc cụ Linh Nhi

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 6)

Được coi làm một loại nhạc cụ dây của Việt nam. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu ghi chép rằng đàn tỳ bà xuất hiện ở trung quốc từ rất sớm gọi là PiPA, và ở nhật gọi là BiWa. Mặt đàn tỳ bà được làm bằng gỗ ngô đồng. phần thùng đàn và cần đàn gắn với nhau. Có hình dáng nhỏ. Mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ và để mộc. Phần cuối thân đàn mắc dây còn gọi là ngựa đàn. Bầu đàn tỳ bà được chạm khắc cầu kỳ. Có thể là hình chữ thọ hoặc hình con dơi. Phần đầu đàn được gắn 4 trục gỗ để lên dây. Đàn tỳ bà có kích thước dài từ 95 – 100cm. Cần đàn có gắn 4 miếng ngà cong vòm được gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím đàn được làm bằng gỗ hoặc tre. Gắn trải dài ở phần cần đàn. Giúp tạo ra những cao độ khác nhau. Đàn tỳ bà cổ dùng dây đàn được làm bằng tơ tằm. Đàn tỳ bà ngày nay được làm bằng dây nilon. Qua các tài lệu có thể nói đàn tỳ bà có xuất xứ từ các nước khác nhưng qua thời gian đã được cải tiến để phù hợp với âm nhạc và văn hóa dân tộc Việt.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 7)

Được ra đời vào thời nhà Lê từ thế kỷ XV-XVlll, là cây đàn có kích thước dài nhất do người Việt Sáng tạo ra. Tên gọi cũ được gọi là Vô để cầm nghĩa là đàn không đáy. Đàn đáy được dùng trong hát ca trù, hát ả đào trình diễn chung với phách và trống đế. Chất âm của đàn đáy có chút buồn, hiu hiu. Đàn đáy được gắn với 7 cung đều nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao. Người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm là xong. Đàn đáy có khả năng tạo ra các ngón chùn, khi bấm tạo thành nét độc đáo của đàn.

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 8)

Đàn nguyệt còn được gọi là đàn kìm. Là dòng nhạc cụ được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình. Nhạc cổ được ra đời và phát triển từ thế kỷ Xl. Tới ngày nay, đàn nguyệt vẫn là một loại nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc Việt Nam. Cần đàn dài phím đàn cao, có thể tạo ra âm thanh mềm mại, nhấn nhá. Âm thanh đàn vang và tươi, sâu lắng phong phú, lúc sâu lắng lúc réo rắt. Chính nhờ vậy, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu, nhạc lễ và hát văn. Cách chơi cũng phong phú có thể độc tấu, hòa tấu, hoặc đệm hát.

 

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 9)

Là dòng đàn có tuổi thọ lâu đời trong âm nhạc dân gian truyền thống của nước ta. Đàn nhị đóng phần quan trọng trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam từ trước đến nay. Cái tên đàn cò xuất phát từ việc người dân Nam Bộ gọi đàn là đàn cò, vì đàn có hình dáng giống một con cò. Phần trục dây chỉa xuống tựa giống mỏ con cò. Thân đàn như thân cò, Cần đàn tựa cổ cò. Tiếng đàn nghe lạnh ớn giống tiếng cò. Đờn cò thường được dùng trong dàn nhạc, cải lương, ngũ âm, bát âm, dân ca và nhạc tài tử. Bây giờ, đàn nhị còn được dùng trong những bản nhạc buồn và các bài hát quê hương.

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 10)

Đàn tam thập lục có 36 dây nên được gọi là tam thập lục. Là nhạc cụ dây thuộc bộ gõ của nhạc cụ dân gian Việt Nam. Đàn tam thập lục hình thang cân, mặt đàn sử dụng gỗ xốp, nhẹ, gỗ mộc. Phần giữa đàn hơi vòm lên. Thành đàn và cần đàn được làm bằng các loại gỗ cứng. Mặt đàn có 28 ngựa. Cần đàn bên phải có 36 trục lên dây, cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây. Đàn sử dụng dây làm bằng kim khí. Quen gõ đàn được làm bằng 2 thanh tre mỏng và dẻo. Đầu que gõ được quấn một lớp dạ để tiếng đàn nghe êm hơn. Chất âm đành thánh thót, rộn rã chính vì vậy đàn tam thập lục thường được dùng trong dàn nhạc cải lương, chèo. Được dùng để độc tấu hoặc đệm hát, chơi trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 11)

Đàn tam có thiết kế mặt bầu vàng, được bít da trăn, ngày trước đàn tam được chơi với dàn nhạc bát âm. Bây giờ, đan tam có nhiều kích cỡ khác nhau, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Âm thanh của đàn tam có âm vang, sáng ấp. ở các quãng thấp thì đàn tam có âm hơi đục. Vì thế đàn thường được dùng để chơi những giai điệu nhạc khỏe khoắn.

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc (mẫu 12)

Nhạc cụ dân tộc Việt Nam, đàn sến là nhạc cụ dây gảy, loại đàn có nguồn gốc từ nước ngoài, du nhập vào nước ta và dần trở thành nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Đàn được sử dụng phổ biến ở miền nam Việt Nam. Chất âm đàn tươi sáng giống đàn nguyệt nhưng trong trẻo và độ vang không bằng. Được sử dụng trong dàn nhạc cải lương, hoặc sân khấu tuồng.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc

Những suy nghĩ của em về công trình kiến trúc nổi tiếng trong bài đọc

Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh

Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích

Trao đổi với bạn về loài cây em yêu thích

 

Đánh giá

0

0 đánh giá