Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

159

Với giải Câu 1 trang 38, 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu 1 trang 38, 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật riêng của tôn giáo mình.

B. các tôn giáo được quyền ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

D. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tự do, không giới hạn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

b) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng

A. giữa các tôn giáo.

B. giữa các tín ngưỡng.

C. giữa các chức sắc.

D. giữa các tín đồ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

c) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo

A. điều lệ của tổ chức tôn giáo.

B. pháp luật.

C. quyết định của Toà án.

D. quyết định của chính quyền địa phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

d) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là

A. cơ sở để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

B. cơ sở để thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đánh giá

0

0 đánh giá