Với giải Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Lời giải:
Ý kiến a. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
Ý kiến b. Sai,vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Ý kiến c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).
Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Ý kiến e. Sai, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển mà còn tạo điều kiện cho các tôn giáo nhỏ phát triển. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 38, 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. a) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao? a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
Câu 3 trang 39, 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: a) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong hội nghị hiệp thương về bầu cử, bà A là cán bộ phụ trách đã loại hồ sơ của ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã với lí do gia đình ông mới chuyển về được 2 năm và gia đình ông còn theo đạo.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.