Với giải Câu 3 trang 39, 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Câu 3 trang 39, 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong hội nghị hiệp thương về bầu cử, bà A là cán bộ phụ trách đã loại hồ sơ của ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã với lí do gia đình ông mới chuyển về được 2 năm và gia đình ông còn theo đạo. Tuy nhiên, anh H (là cán bộ cùng tổ phụ trách Hội nghị hiệp thương với bà A) đã không đồng tình và đề nghị bà A giữ nguyên danh sách có ông C.
Trong tình huống này, ai thực hiện đúng, ai vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
Lời giải:
Trong tình huống này, bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, anh H thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bà A vi phạm vì đã phân biệt đối xử với người theo tôn giáo bằng việc loại ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Anh H thực hiện đúng vì đã yêu cầu bà A giữ nguyên danh sách ứng cử có ông C, để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong việc thực hiện quyền chính trị của công dân.
b) trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tôn giáo N có những bài tuyên truyền về tôn giáo Q không đúng sự thật, gây ra những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai tôn giáo với nhau. Các tín đồ của tôn giáo Q bức xúc nên đã xô xát, đánh đập các tín đồ của tôn giáo N. Cả hai tôn giáo đều đã bị Toà án nhân dân huyện xét xử và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật. Trong tình huống này, chủ thể nào đã thực hiện đúng, chủ thể nào vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
Lời giải:
Chủ thể thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là Toà án nhân dân huyện; chủ thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tôn giáo N và tôn giáo Q.
Toà án nhân dân huyện đã áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với cả hai tôn giáo vì hai tôn giáo này đều có những hành vi vi phạm pháp luật: tôn giáo N thì tuyên truyền không đúng sự thật về tôn giáo Q; tôn giáo Q đã không tố cáo về hành vi sai trái của tôn giáo N đối với tôn giáo của mình mà đã xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của các tín đồ thuộc tôn giáo N.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 38, 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. a) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao? a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
Câu 3 trang 39, 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: a) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong hội nghị hiệp thương về bầu cử, bà A là cán bộ phụ trách đã loại hồ sơ của ông C ra khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã với lí do gia đình ông mới chuyển về được 2 năm và gia đình ông còn theo đạo.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.