Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

TOP 10 mẫu Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (2024) HAY NHẤT

181

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (2024) HAY Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước hoặc những tấm gương trong chiến đấu, học tập, rèn luyện của thiếu nhi Việt Nam.

Bài Hát Về Anh Kim Đồng - Anh Hùng Nhỏ Tuổi Chí Lớn - POPS Kids Blog

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 1)

Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường. Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 2)

Trong lịch sử Cách mạng của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay, có biết bao người anh hùng anh dũng và quả cảm, khắc tên mình vào dòng thời gian để người đời sau luôn nhớ mãi. Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, em có ấn tượng đặc biệt sâu sắc với người anh hùng Vừ A Dính.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và vô cùng nhanh nhẹn. Nhờ cha mẹ dạy dỗ, anh sớm giác ngộ cách mạng và mang lòng căm thù giặc Pháp xâm lược. Năm 13 tuổi, Vừ A Dính đã tạm biệt gia đình để trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của anh cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã tự học đọc và biết viết chữ thông thạo.

Năm 1949, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh nhất quyết không khai. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Kim Đồng – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 3)

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 4)

Đồng chí Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo giàu truyền thống cách mạng, ở xã Phước Lợi, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đồng chí tham gia cách mạng từ nhỏ, năm 1947, đồng chí được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ và làm liên lạc cho Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Do chưa đến tuổi thành niên nên đồng chí có điều kiện đi lại giữa hai vùng ta và địch. Công an quận Đất Đỏ đã huấn luyện Võ Thị Sáu sử dụng mìn, súng và lựu đạn để vào vùng địch phá tề, trừ gian. Với vóc dáng nhỏ bé cùng với sự thông minh, nhanh nhẹn và can đảm của mình trong các vai người buôn bán, người làm công, đồng chí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm thu thập nhiều tin tức quan trọng phục vụ công tác.

Với trí thông minh và năng khiếu trinh sát, đầu năm 1948, đồng chí đã phát hiện tên Sáu Thoại làm gián điệp cho Pháp và tên Sơn phản hội, âm mưu đưa Pháp về đánh úp căn cứ của đội Công an xung phong ở Ruộng Rừng. Những tin tức đó đã giúp Công an quận Đất Đỏ có kế hoạch chủ động đề phòng và tiến công địch. Nhờ đó lực lượng Công an nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm và kịp thời bắt giữ, xử lý đối tượng tránh tổn thất cho ta.

Đồng chí Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất. Đồng chí là tấm gương sáng để lại cho các thế hệ đời sau noi theo. Với thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường trong lao tù và hy sinh anh dũng, năm 1993, Nhà nước đã truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Nhớ mãi người nữ anh hùng | Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 5)

Liệt sĩ CAND Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Vân Mạc, xã Quang Trung, huyện Ân Thi, nay là thôn Vân Mạc, xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu truyền thống cách mạng, nhà có 7 anh chị em, chị là con thứ 5. Bố mất khi chị còn nhỏ, do nhà nghèo nên từ khi 9 tuổi chị đã phải đi làm con nuôi - thực chất là con ở trừ nợ cho gia đình địa chủ trong làng. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, được chia ruộng đất, chị được trở về đoàn tụ với gia đình. Trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, lại sẵn có lòng yêu nước và tính cần cù, chị giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Được các đồng chí đảng viên tin tưởng giao nhiệm vụ và rèn luyện, thử thách, nên mọi nhiệm vụ được giao, dù bất kỳ hoàn cảnh nào chị đều hoàn thành xuất sắc. Cuối năm 1947 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam- là nữ Đảng viên trẻ nhất xã, làm cán bộ phụ nữ xã, rồi làm cán sự Hội Phụ nữ huyện Ân thi.

Bất lực trước sự hiên ngang và ý chí kiên cường của chị, dù sau những ngày chúng dụ dỡ và dùng nhiều cực hình, sáng ngày 15/5/1950, bọn chúng đã đưa chị Cúc ra hành hình trước mặt dân làng. Tại đây chúng tiếp tục giở những trò man rợ để khủng bố dân chúng. Dù bị tra tấn dã man, khi còn chút sức lực cuối cùng, chị vẫn cố gắng hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”, không hề khai báo, giữ vững khí tiết của người công an cách mạng cho đến hơi thở cuối cùng.

Chị Cúc đã hiên ngang, kiên cường, anh dũng hy sinh, thể hiện phẩm chất cao quý của người Đảng viên Cộng sản, người chiến sĩ Công an Cách mạng, người phụ nữ kiên trung, bất khuất. Gương chiến đấu, hy sinh của nữ chiến sĩ CAND Bùi Thị Cúc đã được đồng bào, đồng chí vô cùng cảm phục, nén đau thương, căm phẫn và uất ức chờ ngày trả thù cho Chị - người con gái tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, với nước.

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 6)

Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/11/1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở làng Việt Xuyên, xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình Lý Tự Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ cách mạng. Năm 1929 Lý Tự Trọng tập hợp thanh niên thành lập Đoàn thanh niên cộng sản trong nước.

Năm 1931 trong cuộc họp kêu gọi quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp bị phát hiện, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu đồng đội và đã bị bắt. Bị tra tấn giã man và kết án tử hình. Người anh hùng Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17, với câu nói nổi tiếng: "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác". Cuộc đời anh, sự nghiệp hoạt động cách mạng của anh mãi là tấm gương, bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

Nhà thờ Lý Tự Trọng được xây trên nền nhà tổ tiên của dòng họ Lê tại xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lý Tự Trọng được Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh công nhận là người Đoàn viên đầu tiên với tấm thẻ Đoàn viên danh dự số 1. Tên của ông đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dành trao tặng cho thanh niên. Ngoài ra, tên ông cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.

Trần Văn Ơn – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 7)

Trần Văn Ơn sinh năm 1931, tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh là bà Huỳnh Thị Tữu. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948.

Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội.

Ngày 9 tháng 1 năm 1950, ở Sài Gòn đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thủ tướng Trần Văn Hữu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình, đem vòi rồng phun nước và dùng dùi cui đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Không lùi bước trước kẻ thù, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè hiên ngang tiến về phía trước lớn tiếng tố cáo tội ác của chúng, đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau. Theo trang tỉnh Bến Tre, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Theo Lê Trung Nghĩa trên Tuổi Trẻ, Trần Văn Ơn bị bắn trong lúc đang đỡ học sinh trèo lên đống củi chất sát rào để vượt tường. Cùng với các nạn nhân khác, anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó. Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi.

 

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước (mẫu 8)

Nguyễn Văn Trỗi (01/02/1940 - 15/10/1964) là con thứ ba (do đó còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam. Sau Hiệp ước Geneve, gia đình Nguyễn Văn Trỗi vào Sài Gòn sinh sống. Nguyễn Văn Trỗi là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ tương lai Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5/1963 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Trỗi bị bắt giam và kết án tử hình bởi chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện này, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh là một người chiến sỹ anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Câu nói của người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: “Còn giặc Mĩ thì không có hạnh phúc” đã gây xúc động cho giới trẻ và nhân dân tiến bộ khắp năm châu.

Sau khi bị xử bắn, thi hài Nguyễn Văn Trỗi được chôn cất tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ngày 15 tháng 4 năm 2018, phần mộ Nguyễn Văn Trỗi được chuyển từ nghĩa trang Văn Giáp (quận 2) về khu vực các phần mộ tiêu biểu Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (quận 9) theo nguyện vọng của gia đình anh.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Giới thiệu 1 câu chuyện đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm

Giới thiệu một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc ở nhà về một nhà thám hiểm

Giới thiệu một câu chuyện về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc

Giới thiệu một câu chuyện đã đọc ở nhà về các phát minh, sáng chế

Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ

Đánh giá

0

0 đánh giá