Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Địa lí 8 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí 8.
Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 (Cánh diều) Bài 7: Thủy văn Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
+ Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn
+ Biết phân tích bảng 7 (trang 116 SGK) để so sánh chế độ nước của các hệ thống sông lớn
+ Sử dụng các tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến sông ngòi, hồ đầm để xác định các đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng việc sử dụng tài nguyên nước.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu đặc điểm chế độ nước của sông ngòi hoặc xác định được vai trò hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở địa phương.
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông; hồ, đầm và tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ta ở các lưu vực sông.
+ Biết tìm kiếm các kiến thức về thủy văn của nước ta nói chung và địa phương nói riêng.
+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành thông qua các hoạt động làm việc cá nhân, theo nhóm, cặp và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp và các qua các dự án học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề qua các tình huống học tập và sáng tạo trong cách thể hiện bài nhóm.
2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Có ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường ở địa phương, chung tay bảo vệ nguồn nước sạch.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập.
- Bản đồ các lưu vực hệ thống sông ở Việt Nam
- Bảng 7 SGK- Một số hệ thống sông lớn.
- Tranh ảnh về sông, hồ đầm và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu/ khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung: GV gợi HS nhớ lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh. Yêu cầu HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Qua đó thể hiện ước mơ gì của người dân.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS. (Giải thích hiện tượng lũ lụt diễn ra hàng năm của nước ta và ước mơ có một sức mạnh lớn lao có thể chế ngự thiên tai).
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1:
+ GV chiếu hình ảnh về truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh(Nếu HS không nhớ có thể GV hoặc 1 bạn HS khác nhắc lại các sự kiện chính).
+ Yêu cầu HS cho biết: Ý nghĩa của truyền thuyết này giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Qua đó thể hiện ước mơ gì của người dân.
- Bước 2: HS ghi ý kiến của mình.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ các ý kiến các học sinh khác bổ sung. GV cho HS kết nối kiến thức đã học để giải thích thêm vì sao hằng năm nước ta thường bị lũ lụt?
- Bước 4: GV dựa vào những hiểu biết HS đã chia sẻ để dẫn dắt vào bài
Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm sông ngòi ngay từ thời Hùng vương vấn đề trị thủy và khai thác, sử dụng nguồn nước vào đời sống sinh hoạt, sản xuất đã được coi trọng. Là con cháu của vua Hùng chúng ta sẽ tiếp tục công việc chế ngự và khai thác hiệu quả các nguồn nước. Nhưng làm sao để hiệu quả chúng ta cần phải hiểu rõ được đặc điểm thủy văn của nước mình. Vậy trong bài học này chúng ta sẽ đi xây dựng một câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thời hiện đại. Những ai sẽ ủng hộ Thủy Tinh sẽ di chuyển qua bên tay phải của cô, những ai ủng hộ Sơn tinh sẽ di chuyển qua tay trái. Trong nhóm chọn ra ai sẽ là Sơn Tinh, ai sẽ là Thủy Tinh để gặp vua Hùng nhận các thử thách. Các hoạt động trong bài học là cuộc tranh tài của cư dân vùng núi cao Sơn Tinh và vùng biển cả Thủy Tinh.
GV vào vai vua Hùng: Hỡi các vị thần trên núi dưới biển, vua Hùng xưa yêu cầu sính lễ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao nhưng vua Hùng nay sẽ đưa ra cho thần dân các vùng đất 5 thử thách, vị thần nào thắng nhiều hơn sẽ không chỉ giành được Mị Nương trong truyền thuyết mà còn cả những phần thưởng hấp dẫn mà thần dân nào cũng yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Liệu kết thúc của truyện cổ hiện đại có giống với truyền thuyết hay không chúng ta sẽ cùng chờ nhé.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 18 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Địa lí 8 Bài 7 Cánh diều.
Để mua Giáo án Địa lí 8 Bài 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Địa lí 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.