SBT Ngữ Văn 7 trang 20 Viết Tập 1 Kết nối tri thức

549

Với Giải SBT Ngữ Văn 7 trang 20 Viết Tập 1 trong Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn Sách bài tập Ngữ Văn  lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 trang 20.

SBT Ngữ Văn 7 trang 20 ViếtTập 1

Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 7: Lập dàn ý cho đề văn sau:

Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo.

Trả lời:

* Gợi ý về dàn bài cho đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ (Tiếng ve), tên tác giả (Thanh Thảo), nêu cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ như thể thơ bốn chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp; cách sử dụng hình ảnh, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy,.. .; tình yêu thiên nhiên...

- Kết đoạn: Khái quát lại ấn tượng chung của em về bài thơ.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

“Tiếng ve” của Thanh Thảo là một bài thơi hay và độc đáo. Bài thơ 4 chữ ngắn gọn, phù hợp với nhịp tiếng ve xôn xao rừng vắng. Nếu khổ 2 gồm 12 dòng kéo dài như tiếng ve không dứt, như niềm say mê, chìm đắm trong khúc nhạc thiên nhiên của nhà thơ thì khổ 4,5 ngắn, chỉ gồm 2 dòng: tiếng ve như dần ngưng lặng để tâm hồn lên tiếng. Vần chân nối nhau miên man như tiếng ve, như những liên tưởng không dứt của nhà thơ. Trên nền nhịp 2/2 đều đặn, nhịp 1/3 đan xen nhấn mạnh khoảnh khắc tiếng ve đột nhiên bật lên thành tiếng đồng loạt, vang dội. Hàng loạt các hình ảnh như: Khu rừng già tràn ngập tiếng ve, cây xanh mát, sóc chuyền cành, mây bay, suối chảy,... gợi thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ mà vẫn gần gũi, ấm áp. Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ và nó như độc chiếm không gian, tác động đến vạn vật trong rừng già. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, hàng loạt các từ láy được sử dụng cho thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Tiếng ve biến hoá khi hữu hình rực rỡ màu sắc, khi vô hình trong suốt; khi sắc như cưa, khi mềm mại như nước; khi bùng cháy như lửa, khi dịu êm như suối mát lành;... Qua cách miêu tả tiếng ve, có thể thấy người lính trong bài thơ có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, có khả năng liên tưởng và trí tưởng tượng vô cùng phong phú,... Đó cũng là một người lính đang trên đường hành quân đi chiến đấu, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước. Bài thơ để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả.

Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 7: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

- Về hình thức: Đảm bảo trình bày đúng quy cách đoạn văn như lùi đầu dòng, chữ đầu tiên viết hoa, chấm câu khi kết thúc đoạn. Số lượng câu phù hợp với yêu cầu của để.

Về nội dung: Nêu được cảm xúc về một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài Tiếng gà trưa (thể thơ năm chữ, đặc điểm về cách gieo vần, ngắt nhịp; yếu tố tự sự và miêu tả; hình ảnh nổi bật; biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ,.. .; cách sử dụng từ láy; tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước;...).

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

Bài tập 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 7: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi! của Trần Đăng Khoa.

Trả lời:

- Về hình thức: Đảm bảo trình bày đúng quy cách đoạn văn như lùi đầu dòng, chữ đầu tiên viết hoa, chấm câu khi kết thúc đoạn. Số lượng câu phù hợp với yêu cầu của để.

- Về nội dung: Nêu cảm nhận, đánh giá về một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Sao không về Vàng ơi! (thể thơ năm chữ; những đặc điểm về cách gieo vần, ngắt nhịp; yếu tố tự sự và miêu tả; hình ảnh nổi bật; biện pháp tu từ điệp ngữ, nhân hoá,...; từ láy; tình yêu thương đối với loài vật).

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Bài thơ “Sao không về Vàng ơi” của Trần Đăng Khóa là bài thơ hay và xúc động, kể về cậu bé có một chú chó tên là Vàng. Cậu bé với con chó của mình luôn gắn bó, quấn quýt, yêu thương nhau. Nhưng một ngày, Vàng biến mất đi, để lại sự trống trải trong lòng người bạn. Kể từ đó, lòng cậu bé không thôi ngóng trông đợi Vàng về. Ngay từ những dòng thơ đầu đã cho thấy tình cảm của chủ với tớ trong căn nhà nhỏ ngày còn chiến tranh. Tình cảm tha thiết giữa con chó và tác giả được thể hiện một cách nồng thắm ở mỗi dòng thơ chỉ 5 chữ vỏn vẹn. Đoạn thở đầu còn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ làm cho tình chủ tớ giữa chó và tác giả càng được thể hiện rõ ràng rằng nó to lớn đến mức nhường nào. Cho đến khi nghe thấy tiếng bom nổ của Mĩ, Vàng - chó của tác giả đã chạy. Người bạn thân nhất của tác giả đã không còn ở nhà. Tác giả nhớ thương nó đến nhường nào và trong các chi tiết "Tao chờ mày đã lâu"; "cơm phần mày để cửa"; "tao nhớ mày lắm đó" đã thể hiện sự nhớ thương của tác giả đối với chú chó. Tình cảm của tác giả và Vàng hiện hữu, thắm thiết bao nhiêu thì cuộc đời lại đau thương bấy nhiêu.

Xem thêm lời giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Ngữ Văn 7 trang 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt Tập 1...

SBT Ngữ Văn 7 trang 20 Nói và nghe Tập 1...

Đánh giá

0

0 đánh giá