Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 3: Cội nguồn yêu thương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Bài 3.
Sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 3: Cội nguồn yêu thương
SBT Ngữ Văn 7 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt Tập 1
Bài tập 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Đọc lại văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trong SGK (tr. 59 - 63) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Em hãy tóm tắt nội dung văn bản.
Trả lời:
Truyện kể về một cậu bé được bố dạy cho những bài học quý giá. Đầu tiên, cậu phải nhắm mắt lại, rồi chạm vào những bông hoa và đoán. Trò chơi này không chỉ diễn ra trong vườn mà còn trong nhà. Nhân vật tôi còn đoán được các đồ vật trong gia đình và đoán được bố đang đứng cách mình bao xa. Ngay cả việc chỉ cần ngửi đã biết được đó là loại hoa gì và không bao giờ nhầm lẫn. Điều này làm nhân vật tôi rất vui và mãn nguyễn vì nhớ những điều đó mình có thể cảm nhận được cả vườn hoa theo cách rất riêng. Cậu nhận ra những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Nhân vật “tôi” đã đoán ra các loài hoa trong vườn và nhận ra bước chân của bố bằng cách nào?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã được bố dạy nhận biết về các loài hoa bằng cách tập cảm nhận bằng xúc giác, khứu giác, tập lắng nghe các âm thanh bằng đoán và cảm nhận bước chân. Nhờ vậy, nhân vật “tôi” đã đoán ra các loài hoa trong vườn và nhận ra bước chân của bố ngay cả khi nhắm mắt.
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Tìm một số chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” về bố. Từ các chi tiết đó, em hãy nêu nhận xét về tính cách của nhân vật người bố.
Trả lời:
- Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: vui vẻ, hiền lành, yêu thương và quan tâm đến nhân vật “tôi”
- Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó:
+ Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ, thỉnh thoảng chơi những trò chơi với nhân vật “tôi”
+ Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra khi biết có cậu bé ngã xuống sông.
+ Bố giảng giải cho nhân vật “tôi” về những cái tên và mỗi món quà.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Em hãy kể lại sự việc Tí được cứu sống bằng lời của nhân vật người bố.
Trả lời:
Sau nhà tôi có một con sông nhỏ. Những ngày nghỉ tôi hay dẫn con trai ra đó tắm. Hôm đó, khi cả nhà đang ăn cơm thì bỗng nghe một tiếng hét lớn. Sau đó hoàn toàn im lặng. Mọi người nhìn quanh không biết tiếng hét phát ra từ hướng nào thì con trai tôi bỗng quả quyết tiếng hét cách nhà tôi khoảng ba chục mét hướng ngoài bờ sông. Chợt nhớ ra thằng Tí, con bà Sáu hay chơi ở ngoài đó, tôi vội quăng chén cơm đang ăn dở rồi băng vườn chạy ra. Vợ và con trai cũng chạy theo. Quả đúng như vậy, dưới cái hụp xoáy, thằng Tí chới với chỉ còn lòi ngón chân. Tôi vội vàng lao mình xuống dòng nước cứu cháu bé. Bụng nó đầy nước, tôi phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc. Giây lát sau, thằng bé tỉnh lại, tôi ẵm nó về nhà. Cả xóm hay tin, bu lại hỏi thăm sao con trai tôi lại có thể lắng nghe âm thanh tài tình đến như vậy. Bà Sáu mẹ thằng Tí thì cảm ơn bố con tôi rối rít. Lúc này tôi mới hoàn hồn, thở phào nhẹ nhõm nhìn con trai đầy tự hào và hạnh phúc. Tôi nháy mắt và hai bố con cùng cười ồ vì đó là một bí mật không thể tiết lộ!
Bài tập 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Đọc lại văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (từ Bạn hãy tưởng tượng đến lối đi an toàn và thơm ngát) trong SGK (tr. 62 - 63) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Theo nhân vật “tôi” điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”?
Trả lời:
- Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được:
+ Hiểu khu vườn nói gì
+ Hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì
+ Cảm nhận được tiếng bước chân trong vườn cách bạn bao xa, biết tiếng bước chân đó là của ai.
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Bí mật mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?
Trả lời:
- Bí mật mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ đó là “con mắt thần” nằm ở mũi.
→ “bí mật” ấy mang lại rất nhiều điều cho cuộc sống của nhân vật: cách cảm nhận tinh tế, có thể cảm nhận mọi thứ khi nhắm mắt và không bao giờ lạc lối trong khu vườn.
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Khi nào chúng ta có thể “nhìn” thấy bông hồng ngay trong đêm tối và không bao giờ lạc lối trong những khu vườn?
Trả lời:
Đó là khi chúng ta biết “nhìn” thế giới thiên nhiên không chỉ bằng mắt mà bằng cả những giác quan khác (ví dụ:“nhìn“ hoa hồng qua mùi hương). Từ đó, chúng ta sẽ nhận ra những “người đưa đường” giúp ta không bao giờ lạc lối trong mọi khu vườn.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Những cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn và các loài hoa thể hiện nét tính cách nào ở nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Những cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn và các loài hoa đã thể hiện tính cách của một bạn nhỏ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, ...
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng vị ngữ của câu bằng cụm từ.
a. Đó chính là một điều bí mật.
b. Đó chính là một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Vị ngữ một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn ở câu b nêu thông tin cụ thể hơn so với một điêu bí mật ở câu a. Đó là một điều bí mật mà người nói muốn người nghe được biết, chứ không phải là một điều bí mật chung chung.
Bài tập 3 trang 21, 22 SBT Ngữ Văn 7: Đọc văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK (tr. 65 - 70) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 7: Câu chuyện được kể bằng lời của những nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về họ.
Trả lời:
Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật An-tư-nai. Khi giới thiệu về từng nhân vật, em cần chú ý các thông tin cơ bản như: quê hương, độ tuổi, nghề nghiệp, mối quan hệ của họ, đặc biệt là mối quan hệ với nhân vật thầy Ðuy-sen.
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 7: Đọc văn bản, em hình dung như thế nào về cô bé An-tư-nai (hoàn cảnh sống, đặc điểm tính cách,...) ?
Trả lời:
- Hoàn cảnh sống của An-tư-nai qua cuộc trò chuyện giữa thầy và các bạn nhỏ là mồ côi cha mẹ, sống cùng chú thím, cuộc sống khó khăn, phải đi kiếm phân bò, phân ngựa khô về để làm chất đốt.
Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 7: Nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen. Điều gì ở thầy Đuy-sen gây ấn tượng nhất với em?
Trả lời:
- Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật: An-tư-nai.
- Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen là:
+ Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.
+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay.
+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó.
+ Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm.
- Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.
Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 7: Hãy kể lại một sự kiện trong câu chuyện bằng lời của nhân vật thầy Ðuy-sen.
Trả lời:
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển công tác vì miền núi giảng dạy. Mọi thứ ở nơi này có chút xa lạ và tôi cảm thấy cuộc sống còn thiếu thốn rất nhiều thứ. Tôi liền nghĩ mình phải làm một điều gì đấy, có thể nhỏ thôi nhưng sẽ một phần nào đó thay đổi được cuộc sống của nơi đây.
Thế là tôi bắt tay sửa sang lại trường học, với mong muốn giúp cho trẻ em được tới trường học đàng hoàng. Bắt đầu từ việc đắp lò sưởi ở góc nhà, rồi bắc cả ống khói trên mái và trữ sẵn cúi để sưởi ấm trong mùa đông. Còn dưới nền nhà thì sẽ trải rơm thật nhiều. Tất cả những điều tôi làm là để tạo điều kiện tốt nhất, giúp các em học sinh có thể được học tập trong môi trường ấm áp và không phải chịu đựng mùa đông lạnh giá.
Sau khi tạm xong xuôi, tôi vô tình nhìn thấy những em gái đi ngang qua nghỉ ngơi. Tôi từ trong cửa bước ra, lúc ấy người đang bê bết đất, tôi ngẩn người nhưng rồi cũng mau chóng mỉm cười niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt mà hỏi: “Đi đâu về thế các em gái?”. Thấy những đứa trẻ lúng túng, im lặng ngồi cạnh những bao ki-giắc thẹn thò nhìn nhau bẽn lẽn. Để xua tan bầu không khí ngượng ngùng, tôi nháy mắt động viên các em. Tôi bảo các em rằng “Các em cả sẽ học tập ở đây là gì?”, rôi tôi khoe với các em rằng ngôi trường của các em đã xong đến nơi rồi và có thể là bắt đầu học được rồi. Cuối cùng tôi hỏi các em “các em thích học không”, “các em sẽ đi học chứ?”. Sự háo hức, mong chờ được đón tiếp các em tới trường bùng dậy trong lòng tôi một lúc càng lớn hơn.
Nhìn nét mặt rụt rè của các em, tôi hiểu được rằng đứa trẻ nào cũng khao khát được tới trường để học như thế nào. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thiếu thốn, sự không được cho phép và ủng hộ của gia đình khiến cho các em không có cơ hội được đi học. Bỗng có một em mạnh dạn trả lời rằng: “Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi”. Tôi tò mò hỏi tại sao thím em ấy lại không cho đi và hỏi tên em ấy. Thì ra tên em ấy là An-tư-nai. Đó là một cái tên hay, tôi liền khen ngợi em và còn nói thêm “mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Tôi không nghĩ rằng từ lời khen và nụ cười hiền từ của tôi khi ấy đã khiến cho cô bé thấy ấm lòng hẳn lại.
Rồi tôi mới biết rằng em mồ côi cha mẹ và sống với chú thím, em ấy thật đáng thương. Tôi mỉm cười nhờ An-tư-nai sẽ dẫn các bạn đi học. Tôi chỉnh lại cách gọi của các em là gọi bằng thầy chứ không phải là chú. Rồi tôi mời các em đi xem trường, nhưng các em ấy lại phải về nhà nên tôi đành hẹn dịp khác. Sau khi các em đứng dậy cõng những bao ki-giắc trên lưng rảo bước về làng, thì tôi cũng cầm lấy chiếc liềm và sợi dây đi lấy rạ khô lần nữa tranh thủ trời chưa tối.
Tôi nghĩ rằng trẻ em đáng lẽ ra phải được tạo điều kiện tốt nhất để tới trường đi học. Nhưng có lẽ mọi người vẫn chưa hiểu được sự khao khát của trẻ thơ và chưa coi trọng việc giáo dục các em. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất buồn, và muốn sẽ làm điều gì đó để thay đổi hoàn cảnh khó khăn này.
Bài tập 4 trang 22, 23 SBT Ngữ Văn 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ.
- Này các cậu ơi - tôi gọi các bạn - ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.
- Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ!
- Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa.
- Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy.
Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà.
Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc
như thế. Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. [...] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc.
Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn rã trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng to lớn. Và cả mặt trời cũng như biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.
Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn
chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến !...”
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) - Truyện núi đồi và thảo nguyên,
Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bồ Xuân Tiến dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr.369— 371)
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Vì sao nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen?
Trả lời:
- Lí do nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen: Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.
Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng như vậy?
Trả lời:
An-tư-nai không hề lo lắng, sợ hãi dù không còn ki-giắc để mang về nhà. Trái lại, em vui sướng, hân hoan vì lần đầu tiên được tự mình làm một việc hữu ích. Em vừa tự hào, kiêu hãnh về bản thân vừa tràn đầy hi vọng mình sẽ được đi học ở trường của thầy Ðuy-sen,...
Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Liên hệ với nội dung phần (3) của văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK và chỉ ra những chi tiết cho thấy thầy Ðuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với An-tư-nai?
Trả lời:
Câu hỏi: “An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?” và nụ cười của thầy Đuy-sen chứng tỏ thầy biết An-tư-nai chính là người đã trút lại bao ki-giắc ở trường. An-tư-nai rất cảm động, vui sướng vì thầy Đuy-sen không chỉ yêu thương mà còn hiểu và trân trọng em.
Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Em hãy dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.
Trả lời:
- Đặc điểm tính cách của nhân vật An-tư-nai, em cần nêu được các ý cơ bản sau: nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen; hiếu học;...
Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong đoạn văn sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.
Trả lời:
Các phó từ (được in đậm) trong đoạn văn là: các bạn, mọi ước nguyện, mọi ý muốn, những lời mắng chửi, những cái bạt tai những con người phũ phàng.
- Phó từ các chỉ số lượng nhiều, gồm tất cả sự vật được nói đến (bạn). Nếu trước danh từ có phó từ các thì sau danh từ đó không nhất thiết phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: các bạn, các học sinh, các thầy cô giáo,...
- Phó từ những chỉ số lượng nhiều của sự vật được biểu thị ở danh từ. Từ những và từ các trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho nhau. Tuy vậy, giữa hai từ này vẫn có một số nét khác biệt, chẳng hạn, khác với từ các, nếu trước danh từ có phó từ những thì sau danh từ đó thường phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: những lời mắng chửi, những cái bạt tai, những con người phũ phàng, những bạn có mặt hôm qua, những học sinh chăm chỉ, những thầy cô giáo trường tôi,...
- Phó từ mọi chỉ số lượng không xác định với ý nhấn mạnh tất cả các sự vật được nói đến, ví dụ: mọi ước nguyện, mọi ý muốn, mọi người,...
Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế.
b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.
c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào!
Trả lời:
a. không hiểu: Phó từ không bổ sung cho động từ hiểu ý nghĩa phủ định.
b. đã làm: Phó từ đã bổ sung cho động từ làm ý nghĩa hoàn thành một việc gì đó trước khi nói.
c. hãy nhìn: Phó từ hãy bổ sung cho động từ nhìn ý nghĩa mệnh lệnh, cầu khiến; đang kiêu hãnh: Phó từ đang bổ sung cho động từ kiêu hãnh ý nghĩa tiếp diễn.
Bài tập 5 trang 23, 24 SBT Ngữ Văn 7: Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ trong SGK (tr. 84 - 87) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 7: Xác định đề tài, người kể chuyện và tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Trả lời:
- Đề tài: tình mẫu tử.
- Ngôi kể: thứ nhất nhân vật xưng “tôi”.
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích: Văn bản Trong lòng mẹ đã miêu tả một cách sinh động “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 7: Nhân vật bé Hồng phải sống trong hoàn cảnh như thế nào?
Trả lời:
- Hoàn cảnh sống của nhân vật bé Hồng: mồ côi cha, mẹ phải rời bỏ quê nhà kiếm sống ở nơi xa; phải sống nương nhờ những người bà con không hề yêu thương bé Hồng và khinh ghét mẹ em,...
Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 7: Những lời gièm pha của người cô có khiến bé Hồng oán giận mẹ của mình không? Chi tiết nào giúp em nhận biết điều đó?
Trả lời:
Những lời gièm pha của người cô đã không thể làm thay đổi tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ. Chẳng những bé Hồng không oán giận mẹ của mình mà còn thương mẹ, khát khao được bảo vệ mẹ: Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến; Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 7: Chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn văn từ Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về đến hết.
Trả lời:
- Niềm vui sướng khi nhìn thấy một người giống mẹ ngồi trên xe kéo.
- Nỗi lo âu, sợ hãi khi chạy theo xe và hình dung mình nhầm lẫn, người ngồi trên xe không phải là mẹ.
- Cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn 7: Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng.
Trả lời:
- Bé Hồng mạnh mẽ, can đảm: cố gắng giấu nỗi buồn tủi, đau khổ khi người cô tìm mọi cách xoáy vào nỗi đau của em.
- Bé Hồng rất thương mẹ, yêu quý mẹ và luôn khao khát tình yêu thương của mẹ.
Bài tập 6 trang 24, 25 SBT Ngữ Văn 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào.
Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó:
- Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi!
Từ đó, tôi không đám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều”
Một hôm, bố tôi hỏi:
- Sao dạo này bố không thấy con cười?
Tôi nói:
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất
là nụ cười.
- Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí.
- Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con?
- Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi!
- Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!
- Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh?
- Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con
khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã nói điều đó cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm.
- Thật không? Cô trợn mắt.
- Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt,
mắt cô thật to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. Cô đừng nói cho ai biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay.
- Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không?
- Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó.
- Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí
mật vẫn còn. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 18 - 20)
Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Trả lời:
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” có một cái răng khểnh và đến trường bị các bạn trêu đùa.
Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” như thế nào về nụ cười của em và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình?
Trả lời:
Lời giải thích của người bố về chiếc răng khểnh của nhân vật “tôi” và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình: Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng... Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật là cái mũi của cô hồng hơn những người khác.
Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật là cái mũi của cô hồng hơn những
Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật người bố trong đoạn trích.
Trả lời:
Từ lời nói của người bố với con, em nêu cảm nhận về nhân vật người bố. Ví dụ: Người bố hết sức tinh tế, quan tâm đến con, giúp con có được sự tự tin và hồn nhiên (nhận thấy dạo này con không cười, giải thích cho con về điều khác biệt rất đáng tự hào của mỗi người,...).
Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Nêu một bài học em rút ra được từ đoạn trích.
Trả lời:
Bài học về việc tôn trọng nét riêng về ngoại hình của người khác, không nên chế giễu hình thức của người khác, mỗi người đều có “điều kì lạ riêng” rất đáng tự hào,...
Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Tôi có một cái răng khểnh.
b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Trả lời:
a. Tôi có một cái răng khểnh. → Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)
b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. → Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định)
Câu 8 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều.
b. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng.
Trả lời:
a. những → bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng nhiều (những đứa có hàm răng đều)
b. mỗi → bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng ít, cá thể. (Mỗi đứa trẻ)
Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Từ đó, tôi không dám cười nữa.
b. Tôi rất đau khổ.
c. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ.
d. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy.
Trả lời:
a. Phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định.
b. Phó từ rất bổ sung ý nghĩa mức độ.
c. Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian.
d. Phó từ hãy bổ sung ý nghĩa cầu khiến, phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian.
Bài tập 7 trang 26, 27 SBT Ngữ Văn 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách
đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ...
[...] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com- lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát
vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.
Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng với chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.
Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong những hoạ sĩ học khoá đầu tiên của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những họa sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.
Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa hoặc cảnh lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển sách của các bậc danh hoạ. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm... Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.
(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 178 - 180)
Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Trả lời:
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Tìm một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ. Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về nhân vật?
Trả lời:
Một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ trong đoạn trích: Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi... đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.
→ cảm nhận về nhân vật người thầy: Một thầy giáo nghèo, giản dị nhưng rất nghiêm túc, cẩn thận,...
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Nhân vật “tôi” đã cảm nhận như thế nào về tính cách của thầy giáo dạy vẽ?
Trả lời:
- Thái độ của thầy với học trò (luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu, chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng với chúng tôi);
- Cách thầy làm việc (chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run);
- Thái độ của thầy khi dạy học trò (thấy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho học trò từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ)...
- Chi tiết về những câu chuyện thú vị của thầy và gian gác hẹp nơi thầy ở: Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ; gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh,...
Từ những chi tiết đó, nhân vật “tôi” muốn ca ngợi thầy giáo dạy vẽ của mình: Thầy luôn yêu thương học trò; nghiêm túc, tỉ mỉ, say mê dạy học; rất yêu hội hoa;...
Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ...
b. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ.
Trả lời:
a. Số từ mười bảy (mười bảy năm) chỉ số lượng xác định; số từ Năm (lớp Năm)
chỉ thứ tự của sự vật.
b. Số từ hai đứng sau từ thứ chỉ thứ tự của sự vật (thứ hai).
Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy.
b. Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý.
Trả lời:
a, Phó từ những (chỉ số lượng không xác định).
b. Phó từ mọi (chỉ số lượng không xác định).
Câu 6 trang 27 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mi, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ.
b. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm...
Trả lời:
a. Phó từ rất bổ sung ý nghĩa mức độ.
b. Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự; phó từ rất bổ sung ý nghĩa mức độ.
Bài tập 8 trang 27, 28, 29 SBT Ngữ Văn 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách
đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ...
[...] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội
hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh”. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi:
- Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi...
Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử...”
Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi trong đó có Châu và Hiển - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn... Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi.
Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:
“Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn
Thừa Bản!”
“Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Hoạ sĩ là một người
có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ...”
Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng
tôi, không ai biết việc này.
Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin:
- Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích...
họ có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc... tôi có ghi lại...
Thầy húng hắng ho rồi nói thêm vẻ ân hận:
- Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý... Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều...
Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. [... ]
Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thây Bản không còn nữa!
Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy...
“Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu!
Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy...”
(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn,
Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, Sđd, tr. 180 - 182)
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả : Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn...
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy?
Trả lời:
- Học trò của thầy Bản thấy chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy, chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy trong sổ ghi cảm tưởng.
- Các em cảm nhận được sự bồn chồn, hồi hộp của thầy trong phòng triển lãm và rất thương thầy.
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình cho em cảm nhận về nhân vật như thế nào?
Trả lời:
Qua những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình, có thể thấy: Thầy rất yêu hội hoạ, xúc động khi đọc những lời ghi cảm tưởng của người xem; thầy khiêm nhường, cần cù, nghiêm túc trong công việc.
Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Tại sao nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi”?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi” vì Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển số cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thầy Bản không còn nữa!
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Em có đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn trong phòng triển lãm không? Vì sao?
Trả lời:
Em bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn. Em cần lí giải cho thái độ, quan điểm của mình. Ví dụ: Em đồng tình vì đây là hành động hồn nhiên, trẻ con của các bạn nhỏ muốn khích lệ thầy do quá yêu quý và thương thầy. Có thể coi đây là “lời nói dối vô hại“ Tuy vậy, em cũng có thể không đồng tình vì xét cho cùng, việc viết cảm tưởng và kí tên giả là việc làm không được khuyến khích.
Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Nêu một bài học em rút ra được từ câu chuyện.
Trả lời:
Bài học về tình cảm yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô; sự khiêm nhường, nghiêm túc trong công việc;...
Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ của câu bằng cụm từ.
a.
- Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.
- Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.
b.
- Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp.
- Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp.
Trả lời:
a. trạng ngữ trong câu thứ hai miêu tả rõ hơn đặc điểm của gian phòng (chan hoà ánh sáng).
b. vị ngữ trong câu thứ hai nhấn mạnh hơn về đặc điểm (rất đẹp) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản.
Câu 8 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy.
b. Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích...
Trả lời:
a. rất
b. được
Câu 9 trang 29 SBT Ngữ Văn 7: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ.
b. Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy.
Trả lời:
a. Phó từ những (bức tranh): chỉ số lượng không xác định; một (chiếc khung cũ): chỉ số lượng cụ thể, xác định.
b. Phó từ mọi (người) : chỉ số lượng không xác định.
Bài tập 9 trang 30, 31 SBT Ngữ Văn 7: Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả lời các câu hỏi:
Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình.
Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh.
Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu.
Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh.
Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi. Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó.
Còn bây giờ cái tủ đã che kín khoảng tường ấy.
Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vôi vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh.
Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé.
Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm.
Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ bao
lần giờ nơi nao?
Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá...
…
Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng.
[...] Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ?
Chẳng hiểu lớp vôi quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây?
Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi.
Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.
(Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 118 - 119)
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Trả lời:
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)
Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Căn phòng cũ của nhân vật “tôi” đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật “tôi” có cảm xúc gì?
Trả lời:
Em tìm trong phần đầu văn bản những câu văn miêu tả sự thay đổi của căn phòng cũ. Để nêu được cảm xúc của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của căn phòng, em cần chú ý đến các từ ngữ và câu văn như: chỗ này ngày xưa, còn bây giờ, chỗ kia, chẳng còn, không thấy; Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá...
→ Cảm xúc của nhân vật “tôi” có thể là buồn, tiếc nuối, ngỡ ngàng,... trước sự thay đổi của căn phòng cũ.
Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Tại sao nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã chứng kiến sự thay đổi của bức tường trong căn phòng cũ và suy nghĩ về những bức tường trong ngôi nhà mình đang ở.
Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường?
Trả lời:
Một số câu văn kết thúc tác phẩm:
- Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi.
- Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.
Như vậy, chiều dày của bức tường là lớp kỉ niệm của những người đến trước, đến sau đã gắn bó với ngôi nhà.
Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên.
Trả lời:
Ví dụ: số từ một trong câu: Chỗ này ngày xua tôi treo một bức tranh phong cảnh.
Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ?
a. Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình.
b. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh.
c. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé.
d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.
Trả lời:
Đáp án: d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.
Câu 7 trang 31 SBT Ngữ Văn 7: Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó.
Trả lời:
- Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng.
→ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian trước hiện tại, cho biết hoàn thành một việc gì đó trước khi nói; phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định.
SBT Ngữ Văn 7 trang 31, 32, 33 Viết Tập 1
Bài tập 1 trang 31, 32, 33 SBT Ngữ Văn 7: Đọc bài văn phân tích nhân vật sau đây và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này:
"Dế Mèn phiêu lưu kí" là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài. Tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị, li kì của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Nhân vật Dế Mèn đã được miêu tả rõ nét cả về ngoại hình và tính cách trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"
Ngay phần mở đầu đoạn trích, Tô Hoài đã vẽ nên bức chân dung về một chàng dế khoẻ mạnh, cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, qua lời của nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn tự hào giới thiệu về mình: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng”. Nhưng chính vì sự tự hào và tự tin thái quá đó mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Dế Mèn thường xuyên cà khia, chọc ghẹo tất cả bà con trong xóm. Dế Mèn tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nhà văn đã miêu tả khá kĩ và tinh tế hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở nhân vật: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu to ra và nổi từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liễm máy làm việc, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Vẻ cường tráng của chàng dế mới lớn còn được thể hiện trong từng điệu bộ, động tác của nhân vật: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài rất đặc sắc: vừa tả hình dáng bao quát, vừa tập trung làm nổi bật các chi tiết quan trọng; vừa miêu tả ngoại hình, vừa diễn tả cử chỉ, hành động. Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ đắc địa, đặc biệt là các từ láy để khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật một cách tinh tế và hấp dẫn.
Nếu như ở phần đầu đoạn trích, Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ chủ yếu qua ngoại hình, hành động thì ở phần hai, đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua mối quan hệ với một người bạn hàng xóm. Dế Mèn đã thể hiện thái độ trịch thượng, khinh thường người bạn hàng xóm yếu đuối này. Dế Mèn đặt tên cho bạn với thái độ chế giễu là “Dế Choắt” Lời lẽ, giọng điệu của Dế Mèn với Dế Choắt thể hiện sự coi thường bạn: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ đào một cái ngách sang bên nhà Dế Mèn phòng khi khó khăn, hoạn nạn thì Dế Mèn “hếch răng lên, xì một hơi rõ dài” và từ chối phũ phàng bằng một giọng điệu khinh thường, chế nhạo. Nhưng cũng chính nhờ người bạn hàng xóm yếu đuối ấy mà Dế Mèn đã rút ra được bài học đắt giá cho bản thân. Một buổi chiều, Dế Mèn mỉa mai, cạnh khoé, trêu chị Cốc. Sau đó, Dế Mèn chui tọt vào trong hang, bỏ mặc Dế Choắt ở ngoài. Dế Mèn đâu biết rằng trò đùa dại dột của mình đã gây ra cái chết cho Dế Choắt. Trước cái chết thảm thương của người bạn hàng xóm chỉ vì một phút nông nổi, hống hách của bản thân, Dế Mèn đã thức tỉnh, ân hận về lỗi lầm của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy đã được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “… ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy “Câu nói cuối cùng của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra nhiều điều, rút ra bài học sâu sắc về thái độ sống, cách ứng xử với những người xung quanh và tình bạn chân thành.
Nhân vật Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động và mối quan hệ với các nhân vật khác. Có thể nói, Tô Hoài có sở trường miêu tả ngoại hình và hành động để từ đó thể hiện tính cách, cá tính nhân vật. Trong đoạn trích, sự thay đổi, trưởng thành trong suy nghĩ, hành động của nhân vật diễn ra hết sức chân thực, hợp lí. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng chính là hành trình chiêm nghiệm để trưởng thành của những người trẻ tuổi.
"Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Dế Mèn. Được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo, nhân vật Dế Mèn đã khiến bao độc giả nhỏ tuổi say mê, thích thú.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý dàn ý của bài văn:
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật: .........................................
2. Thân bài
- Đặc điểm nhân vật: .......................................
Bằng chứng trong tác phẩm:
…………………………………………………………..
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ..................................................,
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: .......................................
3. Kết bài
Nêu ấn tượng chung về nhân vật: ..........................................
Trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài. Tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị, li kì của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Nhân vật Dế Mèn đã được miêu tả rõ nét cả về ngoại hình và tính cách trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"
2. Thân bài
- Đặc điểm nhân vật: Tô Hoài đã vẽ nên bức chân dung về một chàng dế khoẻ mạnh, cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống
Bằng chứng trong tác phẩm:
+ Dế Mèn tự hào giới thiệu về mình: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng”. Nhưng chính vì sự tự hào và tự tin thái quá đó mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Dế Mèn thường xuyên cà khia, chọc ghẹo tất cả bà con trong xóm. Dế Mèn tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
+ đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu to ra và nổi từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liễm máy làm việc, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Vẻ cường tráng của chàng dế mới lớn còn được thể hiện trong từng điệu bộ, động tác của nhân vật: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
+ Nhân vật Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động và mối quan hệ với các nhân vật khác.
+ …..
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhà văn đã miêu tả khá kĩ và tinh tế hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở nhân vật
+ Cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài rất đặc sắc
+ Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ đắc địa, đặc biệt là các từ láy để khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật một cách tinh tế và hấp dẫn.
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng chính là hành trình chiêm nghiệm để trưởng thành của những người trẻ tuổi.
3. Kết bài
Nêu ấn tượng chung về nhân vật: "Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Dế Mèn. Được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo, nhân vật Dế Mèn đã khiến bao độc giả nhỏ tuổi say mê, thích thú.
Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 7: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp).
Trả lời:
* Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
* Bài mẫu tham khảo:
Bài tham khảo 1:
“Người thầy đầu tiên” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen được kể thông qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-ta, bà vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh.
Có thể thấy Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại và cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”.
Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Không những thế, trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu.
Một điểm nữa, Đuy-sen là người thầy đầu tiên đã khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ và đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng được đi học. Có thể thấy, thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ.
Tóm lại, Ai-ma-tốp đã viết nên hình ảnh thầy Đuy-sen bằng tất cả sự ca ngợi và niềm yêu thương bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời.
Bài tham khảo 2:
Đến với văn bản “Người thầy đầu tiên” của Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp chúng ta chắc hẳn không quên được hình ảnh trung tâm là người thầy Đuy-sen. Hình ảnh người thầy được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. Nhà văn đã dùng nhiều những chi tiết miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật thầy Đuy-sen một cách chân thực và cụ thể nhất. Đầu tiên là thông qua ngôn ngữ đối thoại với lời trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học, đồng thời còn động viên, khích lệ An-tư-nai. Tiếp đến là những hành động của thầy điển hình như: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt; sự cô độc và cò cả ước mơ về một tương lai tươi sáng cho học trò. Cũng chính vì thế mà An-tư-nai có cảm nhận sâu sắc về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và còn ước thầy là người anh ruột của mình. Thông qua những chi tiết đó, chúng ta có thể hình dung ra thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, vị tha và nhân hậu. Trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
SBT Ngữ Văn 7 trang 33 Nói và nghe Tập 1
Bài tập 1 trang 33 SBT Ngữ Văn 7: Trình bày ý kiến của em về tình yêu thương loài vật được gợi ra từ nhân vật Mên và Mon trong văn bản Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều.
Trả lời:
Em có thể chuẩn bị nội dung cho bài trình bày bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhân vật Mên và Mon đã yêu thương loài vật như thế nào?
- Vì sao loài vật đáng được yêu thương?
- Những bằng chứng nào cho thấy có nhiều người rất yêu thương, trân trọng loài vật nhưng vẫn còn có những người đối xử tàn nhẫn với động vật?
- Bài học em rút ra từ câu chuyện về tình yêu thương loài vật của Mên và Mon là gì?
* Bài nói mẫu tham khảo:
Bài tham khảo số 1
Sau khi đọc xong văn bản “Bầy chim chia vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, em vô cùng ấn tượng với tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mên và Mon. Hai anh em đều có tình yêu thương loài vật, nhất là những chú chim chia vôi non. Vào ngày mưa to, nước sông ngập đến cánh bãi dưới, Mon lo lắng cho những chú chim chia vôi non sẽ bị chết đuối vì không biết bơi. Cậu bé còn nghĩ và đặt câu hỏi cho anh Mên là “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?” thể hiện sự tò mò và lo lắng dành cho những chú bim bé bỏng ấy. Tình yêu thương, quan tâm và lo lắng đó còn được thể hiện ở chi tiết hai anh em lo sợ những chú chim chia vôi non bị ướt cánh và không thể bay lên trời được. Thật may thay là những chú chim ấy đã đều thành công thực hiện xong chuyến bay quan trọng nhất của đời chúng, điều đó khiến cho hai anh em, đặc biệt là Mon xúc động nghẹn ngào. Qua đó, chúng ta khẳng định được rằng Mon và Mên đều dành những tình cảm hết sức yêu thương, lo lắng cho những loài động vật nhỏ bé nhưng đầy nghị lực.
Bài tham khảo 2:
Tình yêu thương loài vật của hai anh em Mon trong văn bản “Bầy chim chia vôi” của Nguyễn Quang Thiều đã dấy lên trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc. Đó là sự lo lắng cho sự an toàn của những chú chim non chia vôi vào ngày mưa to, nước ngập úng. Hay đó còn là sự tò mò, quan tâm đến nơi ở của những chú chim. Đặc biệt là sự hoảng sợ và xúc động nghẹn ngào khi chú chim non đã vượt lên chính mình để cất cánh bay những bước đầu tiên. Tất cả tình yêu thương, quan tâm và lo lắng đó của cả hai anh em đã khiến cho người đọc cảm động. Từ đó câu chuyện muốn nhắn nhủ đến mỗi chúng ta là cần phải dành thật nhiều tình yêu thương đến muôn loài vật.
Bài tham khảo 3:
Trong văn bản “Bầy chim chia vôi” của nhà văn thiếu nhi Nguyễn Quang Thiếu hiện lên rất nhiều chi tiết và hình ảnh nói về tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mon và Mên. Dù cả hai anh em có tính cách trái ngược nhau, Mên thì lạnh lùng, cáu gắt, còn Mon thì nhẹ nhàng, nhạy cảm. Nhưng họ vẫn có điểm chung là đều dành sự yêu thương, lo lắng cho những chú chim non chia vôi. Mon luôn lo lắng cho tính mạng của những chú chim, cậu bé sợ rằng chúng sẽ chết nếu như không được đưa lên bờ làm tổ. Còn Mên ngoài mặt tỏ ra không quan tâm, nhưng khi nhìn thấy sự nguy hiểm sắp xảy ra đối với những chú chim, Mên cũng chịu cùng em mình vượt qua con đò để giải cứu những chú chim. Chi tiết cuối cùng của chuyện lấy đi rất nhiều nước mắt của người đọc chính là khoảnh khắc Mon bật khóc khi chứng kiến cảnh chú chim non yếu đuối đập một nhịp quyết định bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn. Quả thực, tình yêu thương loài vật của hai anh em Mon rất đáng được trân trọng và cảm phục.
Bài tham khảo 4:
Truyện ngắn “Bầy chim chia vôi” của tác giả Nguyễn Quang Thiếu chủ yếu nói về tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mon và Mên. Người ta thường nói, lòng yêu thương xuất phát từ đáy lòng. Với những tấm lòng vị tha, quan tâm và nhạy cảm, Mon và Mên đã mang đến những bài học bổ ích về tình yêu thương các loài vật trong cuộc sống. Thông qua rất nhiều chi tiết miêu tả tâm trạng hai anh em như: lo lắng khi trời mưa to chim không thể về bờ, mừng rỡ và xúc động khi những chú chim bứt phá, nỗ lực vượt qua khó khăn để cất cánh bay đầu tiên lên trời xanh. Từ đó cho chúng ta thấy được tình yêu thương loài vật cao quả và đẹp đẽ của anh anh em Mon. Để rồi mỗi chúng ta hãy yêu thương những loài vật nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 7: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp).
Trả lời:
* Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
* Bài mẫu tham khảo:
Bài tham khảo 1:
“Người thầy đầu tiên” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen được kể thông qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-ta, bà vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh.
Có thể thấy Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại và cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”.
Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Không những thế, trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu.
Một điểm nữa, Đuy-sen là người thầy đầu tiên đã khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ và đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng được đi học. Có thể thấy, thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ.
Tóm lại, Ai-ma-tốp đã viết nên hình ảnh thầy Đuy-sen bằng tất cả sự ca ngợi và niềm yêu thương bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời.
Bài tham khảo 2:
Đến với văn bản “Người thầy đầu tiên” của Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp chúng ta chắc hẳn không quên được hình ảnh trung tâm là người thầy Đuy-sen. Hình ảnh người thầy được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. Nhà văn đã dùng nhiều những chi tiết miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật thầy Đuy-sen một cách chân thực và cụ thể nhất. Đầu tiên là thông qua ngôn ngữ đối thoại với lời trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học, đồng thời còn động viên, khích lệ An-tư-nai. Tiếp đến là những hành động của thầy điển hình như: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt; sự cô độc và cò cả ước mơ về một tương lai tươi sáng cho học trò. Cũng chính vì thế mà An-tư-nai có cảm nhận sâu sắc về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và còn ước thầy là người anh ruột của mình. Thông qua những chi tiết đó, chúng ta có thể hình dung ra thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, vị tha và nhân hậu. Trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.