Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

821

Tài liệu soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Trước khi đọc 

Ngữ văn 7 trang 58 Câu 1: Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của em về các loài hoa

Trả lời:

- Một số loài hoa em biết là: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa xuyến chi…

- Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng: đặc điểm hình dáng, màu sắc, mùi hương…

Ví dụ: hoa hồng nhiều cánh, cánh màu đỏ thẫm, cánh tròn, mịn như nhung, nhụy màu vàng, mùi thơm quyến rũ

Ngữ văn 7 trang 58 Câu 2: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề và nêu ấn tượng

Trả lời:

Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một nhan đề rất độc đáo và thu hút người đọc. Nhan đề là sự kết hợp giữa hai vế có nội dung mang tính chất đối lập. Vừa nhắm mắt mà vẫn mở cửa sổ. Thường thì con người ta mở cửa sổ để ngắm nhìn không gian ngoài kia, nhưng theo nhan đề thì các nhân vật trong tác phẩm dường như đang cảm nhận cuộc sống theo một cách thức mới lạ. Nhan đề gợi hứng thú và sự tò mò cho người đọc

Đọc văn bản 

Ngữ văn 7 trang 59 Câu 1: Những chi tiết trong lời kể về bố của nhân vật tôi.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ " Nhà tôi có khu vườn rất rộng...Bố nói"

Trả lời:

Những chi tiết trong lời kể về bố của nhân vật “tôi”: bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa. Rồi bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn.

Ngữ văn 7 trang 59 Câu 2: Lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ " Và đúng như vậy...bố đều lấy thước ra đo đàng hoàng"

Trả lời:

 

Nhân vật tôi

Nhân vật bố

Lời nói

- Không! Con không hé mắt

- Bố thấy con hé mắt

- Thật không.

Cử chỉ, hành động

- Vừa nhắm mắt, vừa đi mà không chạm vào vật gì.

- Cãi lại

- Giấu cục kẹo

- Lấy thước đo

 

Ngữ văn 7 trang 60 Câu 3: Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Trò chơi này, tôi có một kỉ niệm đáng nhớ…du dương như một bài hát”

Trả lời:

Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí nhờ vào khả năng lắng nghe âm thanh tài tình. Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét

Ngữ văn 7 trang 61 Câu 4: Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Ở trường tôi hay gọi nó…Tôi hay gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh”

Trả lời:

Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố vì để nghe âm thanh từ cái tên.

Bởi bố có nói mỗi cái tên đều là một thanh âm tuyệt vời. 

+ Tên của Tí khi đọc lên âm thanh cứ du dương như một bài hát

+ Gọi tên bố hàng ngày chỉ để nghe âm thanh.

Ngữ văn 7 trang 61 Câu 5: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi…cả con người tôi cũng là món quà của bố”

Trả lời: 

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà: hứng thú, lắng nghe và ghi nhớ.

Ngữ văn 7 trang 63 Câu 6: Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Bạn hãy tưởng tượng…an toàn và thơm ngát”

Trả lời:

Điều bí mật mà nhân “tôi” muốn chia sẻ là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt.Nhân vật “tôi” hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì…

Sau khi đọc 

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 1: Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích trang 59, 60, 62

Trả lời:

Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 2: Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Trả lời:

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. 

Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 3: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật người bố

Bố là người yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Tìm mọi cách khiến đứa con của mình thân thuộc với khu vườn: 

+ Bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một.

+ Chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa.

→ Gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình.

- Dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó. → Thiên nhiên là quà tặng của cuộc sống. Đó là một bài học ý nghĩa về cuộc sống này.

Trả lời:

Nhân vật người bố:

- Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết; coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời;...

- Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,...

- Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,...

=> Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 4: Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trò chơi này không chỉ…như một bài hát”

Trả lời:

Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 5: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý các chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về bố và bạn Tí

Trả lời:

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: 

+ yêu quý

+ gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 6: Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Bạn hãy tưởng tượng…” đến hết

Trả lời:

Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” là: tiếng những bước chân, mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,...

=> Những bí mật ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 7: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nêu quan điểm của bản thân

Trả lời:

Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”. Vì vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá…

Viết kết nối với đọc

Ngữ văn 7 trang 64 Câu hỏi: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích

Phương pháp giải:

- Đó là món quà của ai?

- Em nhận được khi nào?

- Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó?

- Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

    “Món quà” mà em đặc biệt yêu thích chính là nụ cười của mẹ. Khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ đã nở nụ cười hạnh phúc, dường như mọi đau đớn đã xua tan. Khi em chập chững biết đi, mẹ vui sướng khôn nguôi. Nhất là khi em được điểm tốt, mẹ nở một nụ cười hiền hậu, không ngừng động viên em học hành. Khi em biết giúp đỡ mẹ làm việc nhà, nụ cười ấy lại thường trực trên môi. Được nhìn thấy nụ cười của mẹ chính là niềm hạnh phúc của em.

Bài tham khảo 2:

Bất cứ một món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đối với tôi thì món quà giá trị nhất mà tôi được nhận đó chính là bài học về việc trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta. Đó có thể là thiên nhiên tươi đẹp, là những người thân luôn dành cho ta tình yêu vô hạn. Chúng ta cần trân trọng những người đã tặng cho ta những món quà quý giá để ta hiểu và thêm trân trọng cuộc sống này. Món quà ý nghĩa này mà tôi nhận được tôi sẽ giữ gìn và lan tỏa đến mọi người.




Đánh giá

0

0 đánh giá