Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Thực hành tiếng Việt trang 64

626

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

SỐ TỪ

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 1: Tìm số từ trong các câu sau:

a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay

c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm và dấu hiệu nhận biết số từ

Trả lời:

Số từ trong các câu là:

a. hai

b. một

c. ba chục

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 2: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:

a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.

c. Tôi nghe nói và về đây một hai hôm rồi đi

Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm số từ chỉ số lượng ước chừng để xác định

Trả lời:

- Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là:

+ a) mấy

+ b) vài

+ c) một hai

- Tìm và đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng:

mỗi: Mỗi ngày tôi đều tưới cây ngoài vườn.

nhiều: Nhiều bạn đạp xe trên đường dàn hàng, lạng lách, đánh võng rất nguy hiểm

nắm: Mẹ em hay cho gà nắm thóc để ăn

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 3: Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về số từ và danh từ riêng

Trả lời:

Từ Sáu trong câu trên không phải là số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng chỉ tên của một người.

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 4: Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những kiến thức về danh từ chỉ đơn vị để lấy ví dụ. Em thử kết hợp một số từ ở trước và sau số từ và danh từ chỉ đơn vị để tìm ra sự khác biệt

Trả lời:

- Những trường hợp tương tự: hai mắt - đôi mắt, hai tay - đôi tay, hai tai - đôi tai, hai cái sừng - đôi sừng, hai chiếc đũa - đôi đũa

- Sự khác nhau giữa nghĩa của cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi:

hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật

đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng. Có thể tính đếm tập hợp đó bằng số từ và đặt số từ đứng trước danh từ đôi: một đôi, hai đôi, ba đôi,...

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 5: Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa biểu trưng, ước lệ, không xác định. Ví dụ: trăm mưu nghìn kếTrăm, nghìn là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại biểu trưng cho ý nghĩa “rất nhiều”. Hãy tìm ba thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm số từ chỉ số lượng ước chừng để tìm ba thành ngữ

Trả lời:

Ba mặt một lời

- Mồm năm miệng mười

- Ba chìm bảy nổi

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 6: Dựa vào câu "Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ", hãy đặt ba câu có cấu trúc tương tự (Mỗi..là một...)

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc có sẵn (Mỗi..là một...) lựa chọn các từ thích hợp để hoàn thành câu hoàn chỉnh

Trả lời:

- Ba câu có cấu trúc: mỗi ... là một ...

+ Mỗi khách hàng là một người bạn

+ Mỗi quyển sách là một cuộc đời

+ Mỗi người là một đóa hoa

Đánh giá

0

0 đánh giá