Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Sách bài tập Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 34 | Kết nối tri thức

323

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 34 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 34.

Sách bài tập Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 34

Câu 1 trang 34 SBT Ngữ Văn 7: Tìm đọc một số văn bản truyện viết về tuổi thơ có nội dung tương tự các văn bản đã học trong bài 1. Bầu trời tuổi thơ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu, nhân vật và đặc điểm tính cách nhân vật trong truyện.

Trả lời:

Em có thể chọn sách từ tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác. Em cần cùng các bạn xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học, học cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách. Ngoài ra, mạng in-tơ-nét cũng là nguồn cung cấp tài liệu đọc phong phú. Nếu có kĩ năng tìm kiếm thì em có thể tìm được nhiều văn bản đọc mở rộng trên nguồn tài liệu mở này. Cách thông dụng mà em có thể thực hiện là gõ từ khoá (cụm từ thể hiện thể loại và chủ đề truyện em muốn tìm) vào thanh công cụ tìm kiếm của Google (“Tìm kiếm trên Google”). Có thể gõ thêm dấu ngoặc kép vào từ khoá (cụm từ) cần tìm kiếm để tối ưu nội dung phạm vi ngữ liệu muốn tìm (khi gõ thêm dấu ngoặc kép thì chỉ những nội dung nào chứa đúng cụm từ nằm trong dấu ngoặc kép mới xuất hiện trong kết quả tìm kiếm). Các em có thể tải xuống những văn bản cần thiết để đọc miễn phí hoặc biết được những thông tin giới thiệu, quảng cáo sách có liên quan để tìm mua sách.

Khi đọc các văn bản truyện viết về tuổi thơ, em cần chú ý cách nhà văn xây dựng nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời thoại của chính nhân vật hoặc qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện hay qua lời người kể chuyện. Em có thể tự trả lời những câu hỏi tìm hiểu các yếu tố của một truyện kể: Chủ đề của truyện này là gì? Có những sự việc chính nào, diễn ra theo trình tự nào? Đâu là những chi tiết tiêu biểu? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào đáng chú ý nhất? Tính cách của nhân vật đó thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động, lời thoại của chính nhân vật đó? Tính cách của nhân vật đó có được thể hiện qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện hay qua lời người kể chuyện không?...

Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em sẽ có được kĩ năng đọc văn bản truyện nâng cao hơn so với lớp 6. Hãy ghi lại đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ là cách hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết Đọc mở rộng tại lớp. Có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: …………………………………………………………..

Tên truyện, tên tác giả: …………………………………………….

Chủ để của truyện: ………………………………………………….

Những sự việc chính của truyện: ………………………………………

Các nhân vật trong truyện: ………………………………………………

Tính cách của một nhân vật đáng chú ý nhất: . …………………………

Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn 7: Tìm đọc một số bài thơ bốn chữ, năm chữ viết về tình yêu con người, có nội dung tương tự các văn bản đã học trong bài 2. Khúc nhạc tâm hồn. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề; những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ như cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ...

Trả lời:

Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản và chủ đề của bài thơ; nhận biết được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ bốn chữ, năm chữ như cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... Em có thể tự trả lời những câu hỏi như: Nội dung cơ bản của bài thơ là gì? Chủ đề của bài thơ là gì? Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng? Em có nhận xét gì về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ? Trong bài thơ có từ ngữ nào được dùng theo cách mới lạ, thú vị? Hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em tiếp tục phát triển kĩ năng đọc một văn bản thơ, trong trường hợp này là văn bản thơ thuộc một thể thơ cụ thể: thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Cần nhớ, việc ghi nhật kí đọc sách không chỉ để hoàn thành bài tập này mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một bài thơ mà em yêu thích. Có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: …………………………………………………………

Tên bài thơ, tên tác giả: ……………………………………………

Chủ để của t bài thơ: ………………………………………………

Những nét đặc sắc về nghệ thuật: …………………………………

Suy nghĩ sau khi đọc: ……………………………………………..

Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn 7: Tìm đọc một số văn bản truyện viết về những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người, có nội dung tương tự các văn bản đã học trong bài 3. Cội nguồn yêu thương. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ để, kiểu người kể chuyện, các sự việc chính và chi tiết tiêu biểu, nhân vật và đặc điểm tính cách nhân vật trong truyện.

Trả lời:

Ở bài tập này, em có cơ hội đọc mở rộng một số văn bản truyện. Tuy vậy, những truyện em đọc ở bài này có chủ đề khác: những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ngoài những yếu tố của truyện, đặc biệt là tính cách nhân vật, ở đây em còn cần chú ý đến kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất hay người kể chuyện ngôi thứ ba, truyện có thay đổi kiểu người kể chuyện hay không) và tác dụng của việc lựa chọn kiểu người kể chuyện đó (hoặc tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện, nếu có) trong truyện em đã đọc. Em có thể tự trả lời những câu hỏi như: Nhân vật nào đáng chú ý hơn cả? Tính cách của nhân vật đó thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động, lời thoại của chính nhân vật? Tính cách của nhân vật đó có được thể hiện qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện hay qua lời người kể chuyện hay không? Nếu có thì thể hiện như thế nào? Truyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba? Có sự thay đổi người kể chuyện trong truyện hay không? Nếu có thì sự thay đổi đó có tác dụng như thế nào? Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.

Đánh giá

0

0 đánh giá