TOP 10 mẫu Tóm tắt Trưởng giả học làm sang hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

238

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Trưởng giả học làm sang hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Trưởng giả học làm sang từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Trưởng giả học làm sang hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

Video Bài giảng Trưởng giả học làm sang (Kết nối tri thức) Ngữ văn 8

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 1

Lão Giuốc – Đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn dạ nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La – tinh, học lô –gic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc – đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tâng bốc nào là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 2

 Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” kể về lão Guốc-đanh cậy gia đình có cửa hiệu buôn bán lớn nên lão ấp ủ khao khát muốn trở thành quý tộc. Để cho giống quý tộc, lão thuê hai tên người hầu nhưng không biết sai bảo chúng chuyện gì, lão mời cả thầy dạy nhạc, thầy dạy múa. Thậm chí lão còn mặc bộ áo dài khi nghe nhạc để trông giống dáng nhà quý phái. Tuần nào lão cũng tổ chức một buổi hòa nhạc vì lão nghe được rằng các nhà quý tộc đều làm như vậy. Guốc-đanh còn bảo thầy dạy nhạc dạy cách chào bà hầu tước Đôrimen, lão còn năn nỉ thầy dạy cho hắn viết được bứ thư gửi cho bà quý tộc. Bi hài hơn rằng lão tức giận vì bác phó may may hoa ngược cho bộ lễ phục nhưng khi nghe bác ta nói rằng quý tộc đều mặc như vậy thì Guốc-đanh lại tỏ vẻ hài lòng. Guốc-đanh được đà nịnh hót của đám thợ lại càng sĩ diện hão, bà Guốc-đanh hết lòng ngăn cản trước những trò hề của chồng nhưng đều vô ích. Để rồi lão phải trả giá khi bị tên quý tộc “bợm già” lợi dụng, hắn cướp công của Guốc-đanh, mưu mô quỷ quyệt khiến nữ hầu tước Đôrimen tưởng rằng chính hắn đã tiếp đãi bà chứ không phải Guốc-đanh. Lão còn không cho con gái của mình lấy Cleong vì chàng không phải quý tộc. Thế nhưng khi dính bẫy của Cleong và tên đày tớ, lão đồng ý cho con gái Luyxin cưới chàng Cleong – giả danh hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ. Vở kịch trên là một trong những vở kịch xuất sắc đạt thành công vang dội của Molie. Với ngòi bút tài ba, lợi dùng tiếng cười làm vũ khí sắc bén phê phán thói học đòi, sĩ dởm, kệch cỡm của những tên người giàu kém hiểu biết, đầy tham vọng hão huyền, ảo tưởng đến mù quáng. Từ đó, ông đề cao giá trị của bản thân, gửi gắm niềm tin về những thế hệ trẻ giàu tri thức và lòng nhân ái qua nhân vật Luyxin và Cleong.

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 3

 “ Trưởng giả học làm sang” là vở kịch hài phê phán thói học đòi kệch cỡm của ông Guốc-đanh ngờ nghệch, cậy bố mẹ kinh doanh buôn bá nên giàu có mà ông mong muốn mình trở thành quý tộc. Ông mời thầy về dạy cho mình tất cả những lĩnh vực từ học tiếng La-tinh cho đến nhà chính trị, vật lí, thậm chí còn cả thầy dạy chính tả để ông có thể viết thư cho bà quý tộc. Không những thế, ông còn muốn có những bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Khi bác phó may mang bộ lễ phụ đến cho Guốc-đanh ông bực tức quát vì bác đã may hoa ngược cho ông. Nhưng khi nghe bác nói rằng người quý tộc họ đều mặc như vậy thì ông lại tỏ ra vẻ hài lòng. Ta có thể thấy được sự ngốc nghếch được thể hiện trong từng câu nói của ông. Biết được tính ông thích khen nịnh, bác phó may và thợ phụ lại càng vào hùa tâng bốc ông lên chín tầng mây, họ gọi ông là ông lớn, cụ lớn để moi tiền, ấy thế mà ông lại càng tự đắc mà vui sướng, đường đường là một người rất chặt tiền nong vậy mà tiền trong túi ông cứ thế bay dần vào tay đám thợ.
      Chính cái tính sĩ diện hão, mu muội đó đã đẩy ông vào trò lừa gạt bịp bợm của tên quý tộc “bợm già”, hắn mượn công sức tiền bạc của ông để lấy danh uy với bà quý tộc nữ. Ông Guốc-đanh còn có một cô con gái tên là Luyxin. Cô đem lòng yêu anh chàng Cleong nhưng bị ông từ chối vì anh ta không phải quý tộc. Thế nhưng ông lại bị mắc bẫy do tên người hầu của Cleong bày ra, Cleong giả làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến hỏi cưới cô con gái xinh đẹp của ông. Ông không nhận ra mà chỉ quan tâm cái danh hiệu dởm mà gả con gái cho chàng.

Trưởng giả học làm sang: Làm thế nào để phát hiện một đại gia

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 4

Ông Giuốc- đanh đã ngoài 40 tuổi, được thừa kế khối lượng tài sản lớn. Ông muốn trở thành quý tộc nên muốn học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi cách ăn mặc. Vì ngốc nghếch nên ông dễ dàng bị lừa bịp dễ dàng.

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 5

Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng.

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - mẫu 6

Là con một trong gia đình giàu có, Giuốc-đanh được thừa kế khối tài sản lớn từ gia đình. Ông Giuốc-đanh mong muốn mình trở thành một người quý tộc nên học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê người về dạy mình từ âm nhạc, kiếm thuật, triết lí cuộc sống, ăn mặc sao cho thành người quý tộc. Nhưng vì sự ngờ nghệch, dốt nát mà lão đã mất nhiều tiền cho thói học đòi của mình khi may bộ lễ phục nhưng bị ăn bớt vải, lễ phục thì bị may hỏng.

Bố cục Trưởng giả học làm sang

Bố cục văn bản gồm 2 phần:

- Phần 1: Lớp V - hồi hai: Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may.

- Phần 2: Lớp I, II - hồi ba: Ông Giuốc-đanh và những tên hầu.

Nội dung chính Trưởng giả học làm sang

Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi. Nghệ thuật: Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động. Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

Tác giả tác phẩm Trưởng giả học làm sang

I. Tác giả văn bản Trưởng giả học làm sang

Tác giả tác phẩm Trưởng giả học làm sang – Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.

- Poquelin thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.

- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

II. Tìm hiểu tác phẩm Trưởng giả học làm sang

1. Thể loại

Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại hài kịch

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.

Tác giả tác phẩm Trưởng giả học làm sang – Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Trưởng giả học làm sang có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Giá trị nội dung

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.

5. Giá trị nghệ thuật

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

Đọc tác phẩm Trưởng giả học làm sang

HỒI THỨ HAI

LỚP V

PHÓ MAY, THỢ BẠN

(Mang bộ lễ phục của Giuốc-đanh)

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh: - À! Bác đã tới đấy à! Tôi đang sắp phát cáu lên với bác đấy.

Phó may: - Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Ông Giuốc-đanh: - Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được, và đã đứt mất hai mắt rồi đấy.

Phó may: - Rồi nó giãn ra, lo lại không rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may – Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh – Đâu có là thế nào?

Phó may – Không, không đau đâu mà.

Ông Giuốc-đanh – Tôi bảo đau, là đau.

Phó may – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh – Tôi tưởng tượng vì tôi thấy đau. Lí với lẽ hay chưa kìa !

phó may – Thưa, đây là bộ áo lễ phục đẹp nhát triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác. Tôi thách các thợ may giỏi nhất mà làm nổi đấy.

Ông Giuốc-đanh – Thế này là thế nào ? Bác may hoa ngược mất rồi !

Phó may – Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu !

Ông Giuốc-đanh – Lại còn phải bảo cái đó à ?

Phó may – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Ông Giuốc-đanh – Những người quý phái mặc áo ngược hoa à ?

Phó may - Thưa ngài, vâng.

Ông Giuốc-đanh – À ! Thế thì được đấy.

Phó may – Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh – Không, không

Phó may – Ngài chỉ việc bảo tôi.

Ông Giuốc-đanh – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa sát không ?

Phó may – Còn phải nói ! Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ bạn, may quần cộc thì tài nhất thiên hạ ; và một chú khác, về may áo chẽn, là anh hùng của thời đại.

Ông Giuốc-đanh – Bộ tóc giả và lông cắm mũ có được chỉnh tề không?

Phó may – Mọi thứ đều tốt cả.

Ông Giuốc-đanh: (Nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó may, đây đúng là thứ hàng của bộ áo bác may cho tôi lần trước mà. Tôi nhận đúng nó rồi.

Phó may – Chả là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã có ý gạn lấy một bộ áo để mặc.

Ông Giuốc-đanh – Phải, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi.

Phó may – Ngài có muốn mặc thử áo không?

Ông Giuốc-đanh – Có, đưa tôi.

Phó may: – Khoan đã. Phải có thể thức chứ. Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ. Ở này! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ áo này cho ngài đây, theo cách thức mặc cho những người quý phái.

Bốn chú thợ bạn ra, hai chủ cởi tuột quần cộc tập võ của lão, và hai chú kia cởi áo lót của lão ra. Rồi họ mặc áo mới vào cho lão; và ông Giuốc-đanh đi đi lại lại giữa đám họ và phô áo mới cho họ xem có được không. Tất cả những việc đó làm theo nhịp đàn của tất cả ban hợp xướng.

Thợ bạn: – Bẩm ngài quý tộc, xin ngài ban cho các anh em ít tiền uống rượu.

Ông Giuốc-đanh: – Anh gọi ta là gì?

Thợ bạn: – Ngài quý tộc.

Ông Giuốc-đanh: (Ngài quý tộc) – Ấy đấy, ăn mặc ra người quý phái thì thế đấy! Cứ bo bo y phục trưởng giả, thì chẳng có ai gọi là “Ngài quý tộc!”. Đây, thưởng cho câu “Ngài quý tộc!” đây này.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, anh em đa tạ tướng công ạ.

Ông Giuốc-đanh: (Tướng công) –Ỏ! Ó! “Tướng công!”. Hãy thong thả, chú mình. “Tướng công” là đáng thưởng lắm, “tướng công” không phải là một câu tầm thường đâu nhé. Này, tướng công ban cho các chú đấy.

Thợ bạn: – Bẩm tướng công, tất cả các anh em sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ của đại nhân!

Ông Giuốc-đanh: (Đại nhân) – Ố! Ố! Ố! Thong thả, đừng đi vội, gọi ta là “Đại nhân!” (Nói riêng) → Quả đáng tội nó mà đi tới Đức ông, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Này, thưởng cho câu “Đại nhân” đây.

Thợ bạn: — Bẩm tướng công, anh em xin bái tạ ơn Người.

Ông Giuốc-đanh: (Nói riêng) — Thế là phải chăng, ta đang sắp cho nó tất cả túi tiền.

Bốn chú thợ bạn vui mừng nhảy múa, khúc múa này làm thành màn phụ thứ hai.

HỒI THỨ BA

LỚP 1

ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh : – Chúng bay hãy đi theo tao, để tao đi phố chưng diện bộ áo của tao một tí; cần nhất là hai đứa bay phải đi bám gót tao, cho thiên hạ thấy rõ chúng bay là quân hầu của tao đấy nhé.

Những tên hầu: – Bẩm ông, vâng ạ.

Ông Giuốc-đanh: – Gọi con Ni-côn (Nicole) lên đây cho tao sai bảo. Thôi, cứ đứng yên đấy, nó lên kia rồi.

LỚP II

NI-CÔN, ÔNG GIUỐC-ĐANH, NHỮNG NHỮNG TÊN HẦU

Ông Giuốc-đanh: – Ni-côn!

Ni-côn: – Dạ?

Ông Giuốc-đanh: – Nghe đây!

Ni-côn: - Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày cười cái gì?

Ni-côn: - Hí, hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Cái con mất dạy này, làm cái trò gì thế?

Ni-côn: – Hi, hi, hi! Trông ông ăn mặc đến hay! Hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: — Thế nào?

Ni-côn: – Ối! Ối giời ơi! Hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Con ranh con, lạ chưa kìa? Mày trêu tao đấy hẳn?

Ni-côn: – Không, thưa ông con đâu dám thế. Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày mà còn cười nữa thì tao vả cho vỡ mặt bây giờ.

Ni-côn: – Thưa ông, con không thể nào nhịn được. Hi, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Mày không thôi đi phỏng?

Ni-côn: – Thưa ông, con xin lỗi ông; nhưng nom ông buồn cười quá, con không thể nào nín cười được. Hi, hí, hi!

Ông Giuốc-đanh: – Cái con này mới láo chứ!

Ni-côn: – Nom ông như thế kia, tức cười quá. Hi, hí!

Ông Giuốc-danh: — Tạo thì...

Ni-côn: – Xin ông bỏ quá cho. Hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-danh: – Này, hễ mày còn cười một tí nào nữa, tạo thề sẽ cho mày một cái tát bằng trời giáng cho mà xem.

Ni-côn: – Dạ vâng, thưa ông, thế là hết rồi, con không cười nữa ạ.

Ông Giuốc-đanh: — Cử rờ hồn đấy. Mày phải lau chùi ngay cho kịp..

Ni-côn: – Hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Tạo bảo rằng phải lau chùi phòng khách, và...

Ni-côn: — Hi, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Chưa thôi phỏng?

Ni-côn: — Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: – Điên tiết thật!

Ni-côn: – Xin ông làm ơn để cho con cười. Hi, hí, hí!

Ông Giuốc-đanh: — Tao mà...

Ni-côn: – Thưa ô...ông, không cư..ời, thì con tức bụng mà chết mất. Hi, hí, hi!

Ông Giuốc-đanh: – Có con chết treo nào mà lại như cái con này, hỗn hỗn láo láo, cười sằng sặc vào mặt tao, chứ không nghe tao dặn bảo công việc.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá