TOP 10 mẫu Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

165

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

Video Bài giảng Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Kết nối tri thức) Ngữ văn 8

Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 1

Truyện Lợn cưới, áo mới

Có hai anh chàng có tính hay khoe của gặp nhau. Một anh đang đi hỏi tìm lợn mất cố gắng khoe đó là con “lợn cưới”, anh còn lại cũng hí hửng khoe “áo mới” trong câu trả lời của mình.

Truyện Treo biển

Một nhà hàng bán cá treo biển “Ở đây có bán cá tươi”, trải qua những lời góp ý của những người khách khác nhau, biển được sửa rút gọn dần, cuối cùng, nhà hàng cất luôn cái biển.

Truyện Nói dóc gặp nhau

Có hai anh chàng thi nhau nói dóc. Anh thứ nhất nói về cái ghe dài không lấy gì đo được, anh thứ hai nói về cái cây cao ghê gớm. Anh thứ nhất không tin có cây cao như vậy và hóa thẹn khi nghe nói cái cây cao đó dùng để đóng chiếc he mình nói.

Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 2

Truyện Lợn cưới, áo mới

Truyện kể về hai anh chàng có tính hay khoe. Anh đi tìm lợn khoe ngay cả lúc việc nhà rất bận và bối rối. Còn anh có áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều đợi có ai đi qua người ta khen. Khi gặp được anh đi tìm lợn, anh có áo mới giơ vạt áo ra khoe ngay và không cần biết người khác đang hỏi gì mình.

Truyện Treo biển

Có một cửa hàng bán cá làm cái biển đề chữ: “Ở đây có bán cá tươi”. Biển vừa treo, nhiều người góp ý về tên biển. Nhà hàng làm theo bớt đi vài chữ. Cuối cùng biển chỉ còn mỗi chữ “cá”. Có một người góp ý, nhà hàng cất nốt cái biển đi.

Truyện Nói dóc gặp nhau

Có hai anh chàng nói dóc gặp nhau. Anh thứ nhất trổ tài nói về chiếc ghe dài không gì đo xiết, anh thứ hai thấy vậy liền kể về cái cây cao ghê gớm. Và đặc biệt là cái cây này dùng để đóng chiếc ghe mà anh thứ nhất kể.

Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - mẫu 3

Truyện Lợn cưới, áo mới

Một ngày nọ, có hai người có tính hay khoe của gặp nhau. Một người thì có chiếc áo mới, còn người kia thì có con “ lợn cưới”. Anh có chiếc áo mới đứng ở ngoài cửa đợi người đi qua khen mình mã mãi không thấy ai hỏi thì tức tối lắm. Bỗng anh có con lợn cưới đi qua và hỏi có thấy có con “ lợn cưới” không. Anh này nhân cơ hội liền lấy tay khoe vat áo và bảo không thấy có con lợn nào chạy qua cả.

Truyện Treo biển

Một cửa hàng bán cá đề biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ “Ở đây có bán cá tươi”, đến “Ở đây có bán cá”, rồi “Có bán cá”. Còn một chữ “Cá” cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

Truyện Nói dóc gặp nhau

Một anh nọ đi làm xa về trổ tài nói dóc rằng đã gặp một cái ghe rất dài, một người đi tới chết vẫn chưa đi hết chiếc ghe đó. Một anh khác thấy thế liền kể về cái cây rất cao, con chim bay qua đánh rơi hột đa và hột đa ấy khi chạm đất thì đã có bảy đời cây đa tất cả. Anh chàng thứ nhất không tin và hóa thẹn khi nghe anh thứ hai giải thích “Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh”.

Bố cục Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Bố cục văn bản gồm 3 phần:

- Phần 1: Truyện Lợn cưới áo mới: phê phán tính khoe của trong cuộc sống.

- Phần 2: Truyện Treo biển: phê phán những con người sống không có chính kiến, gió chiều nào theo chiều đó.

- Phần 3: Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những con người khoác loác trong đời sống.

Nội dung chính Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu của con người như: khoe của, không có chính kiến, nói dóc.

Tác giả tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

1. Thể loại

Các văn bản Lợn cưới áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau thuộc thể loại truyện cười dân gian.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Các truyện cười thuộc Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm,

4. Giá trị nội dung

Các truyện cười nhằm phê phán, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

5. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.

- Ngôn ngữ giản dị.

- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.

Đọc tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Anh nọ tính hay khoe của, một hôm mua được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng để mong có ai đi qua người ta khen. Nhưng đứng từ sáng đến chiều, chẳng thấy ma nào ngó đến. Đang lúc ấy, bỗng thấy một anh cũng có tính hay khoe của, chạy qua cửa hỏi to lên rằng:

- Tôi có con lợn cưới, bác có thấy nó chạy qua đây không?

Anh ta liền phanh hai vạt áo ra mà trả lời:

- Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả.

TREO BIỂN

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

“Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “cá tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khác đến hỏi cá, cũng nhìn lên biển cười bảo:

- Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm lại có người khác đến mua cá, mua xong, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Nhà hàng nghe thấy cũng có lí liền bỏ hai chữ “có bán” đi. Thành ra chỉ còn mỗi một chữ “cá”, trong bụng chắc từ giờ chẳng còn ai bắt bẻ gì được nữa.

Vài hôm sau nữa, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

– Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa.

Thế là nhà hàng cất cái biển đi luôn.

NÓI DÓC GẶP NHAU

Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:

– Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:

– Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:

– Làm gì có cây cao vậy? Không thể tin được.

Anh kia lúc đó mới cười:

- Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

Xem thêm các bài Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá