Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (2024) HAY NHẤT

95

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ YÊU NƯỚC DÂN TỘC VIỆT NAM

Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (mẫu 1)

Bác Hồ đã từng khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Thật vậy, bất kì ai trong chúng ta cũng có lòng yêu nước, nhưng tùy vào tuổi tác, nghề nghiệp mà có biểu hiện khác nhau. Những chú bộ đội thì ngày đêm rèn luyện, tuần tra và sẵn sàng chiến đấu với quân thù để bảo vệ Tổ quốc. Người dân thì tích cực lao động, sản xuất để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh. Các bạn học sinh thì chăm chỉ học tập, rèn luyện để tương lai tham gia xây dựng đất nước, làm rạng danh non sông. Cùng với đó, tất cả mọi người dù ở lứa tuổi, cương vị nào cũng cần biết đoàn kết với nhau để phát huy sức mạnh dân tộc. Ngoài ra, tình yêu nước còn thể hiện ở việc bảo vệ môi trường sống của mình, chia sẻ những điều tốt đẹp của quê hương mình, bảo vệ văn hóa và chủ quyền đất nước trên các diễn đàn mạng xã hội.

Dàn ý Nghị luận về lòng yêu nước (4 mẫu) - Văn 9

Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (mẫu 2)

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt, đương đầu với các cường quốc mạnh gấp nhiều lần song nhờ có lòng yêu nước nên dân tộc Việt Nam đã kiên cường đấu tranh giữ nước, bảo vệ bản sắc dân tộc, quyết không làm nô lệ của dân tộc khác.

Lòng yêu nước luôn gắn liền với yêu dân tộc và có ý thức cộng đồng, được bộc lộ qua những tình cảm, hành động cụ thể đó là: lòng yêu thương đồng bào, hành động chia sẻ, giúp đỡ "thương người như thể thương thân", biết yêu những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa. Trong thời chiến, lòng yêu nước được thể hiện qua lớp lớp cha anh chiến sĩ xông pha chiến trường hy sinh mạng sống để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Ở thời bình, yêu nước là yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng và bảo vệ đất nước tươi đẹp. Có lòng yêu nước sẽ giúp con người ta hướng đến những giá trị tốt đẹp; có khát vọng vươn lên để xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng. Tuy nhiên trong xã hội vẫn tồn tại những thành phần mang tư tưởng cực đoan, chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân.

Chính vì vậy, những con người yêu nước cần sáng suốt để không bị kẻ gian lợi dụng, luôn củng cố lòng yêu nước của mình, cùng chung tay lan tỏa lòng yêu nước đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (7 mẫu) - Văn 7

Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (mẫu 3)

Khi nhắc đến nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt, chúng ta không thể bỏ qua tình yêu nước sâu sắc. Yêu nước không chỉ là một khái niệm thể hiện tình cảm, mà nó còn đại diện cho sự gần gũi, tinh tế và đầy cảm hứng, dẫn nguồn từ niềm tôn trọng và sự trân trọng mà chúng ta dành cho những gì xung quanh, cho những người mà chúng ta yêu mến.

Biểu hiện của tình yêu nước có mặt trong ý thức và hành động hằng ngày của mỗi người. Trong thời chiến, tình yêu nước tràn đầy sức sống và quẩy chầy cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng với những nỗi niềm sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đi quốc tịch. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ học tập, lao động và rèn luyện đạo đức với mong muốn tạo ra một cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc. Vậy lòng yêu nước đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn năng lượng vô giá và sợi dây kết nối trái tim của những "con Lạc cháu Hồng", giúp chúng ta tạo ra những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Tình yêu nước của thế hệ trước đã tạo nên sự tin tưởng cho thế hệ sau. Mặc dù các thế hệ trẻ có thể sống và làm nghề tại nhiều nơi trên toàn thế giới, những người Việt Nam vẫn giữ trong trái tim mình niềm tình yêu nước sâu sắc, để nhớ, để tôn vinh và cũng để muốn có thể làm gì đó cho đất nước yêu quý hình chữ S của Việt Nam.

Tư tưởng yêu nước trong văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam | Tổ chức  thành viên | Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (mẫu 4)

   V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ đó và đã trở thành điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợ dây bền chặt gắn bó, cố kết con người Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông bờ cõi, đó chính là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sức mạnh diệu kỳ ấy mà dưới ách đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã không bị khuất phục, không bị đồng hóa mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra thời kỳ độc lập thật sự cho dân tộc, với tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường ông cha ta đã nhiều lần đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiều lần như: nhà Tiền Lê, nhà Lý chống quân xâm lược Tống, nhà Trần ba lần chống quân Mông – Nguyên,… thông qua các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước đã trở thành sợ dây kết nối toàn dân tộc, gắn bó cộng đồng để cùng nhau bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước quân thù. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

          Lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam rất hiếm hoi, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần… bị lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam. Trái lại, càng ít sử liệu thì những quá khứ hào hùng ấy càng bám sâu vào tâm trí của các thế hệ người Việt Nam và được truyền từ đời này sang đời khác. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, lòng yêu nước luôn có những biểu hiện riêng, do điều kiện lịch sử cụ thể và hệ tư tưởng quy định nhưng mục đích duy nhất là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Biểu hiện của truyền thống yêu nước

Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước (mẫu 5)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là có ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Yêu nước là phải giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống

Ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học

Ý kiến về tính cách của nhân vật Cao Bá Quát trong câu chuyện Văn hay chữ tốt

Ý kiến về tính cách của nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ

Ý kiến về tính cách của nhân vật Xtác-đi trong câu chuyện Tấm huy chương

 

Đánh giá

0

0 đánh giá