Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11

227

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11 Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11

A. Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

1. Mẫu số liệu ghép nhóm

a) Bảng tần số ghép nhóm

Mẫu số liệu ghép nhóm là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số ghép nhóm.

- Mỗi nhóm số liệu gồm một số giá trị của mẫu số liệu được ghép nhóm theo một tiêu chí xác định có dạng [a; b), trong đó a là đầu mút trái, b là đầu mút phải. Độ dài nhóm là b – a.

Tần số của một nhóm là số số liệu trong mẫu số liệu thuộc vào nhóm đó. Tần số của nhóm 1, nhóm 2, …, nhóm m kí hiệu lần lượt là n1, n2, …, nm.

Bảng tần số ghép nhóm được lập như ở bảng 1, trong đó mẫu liệu gồm n số liệu được chia thành m nhóm ứng với m nửa khoảng [a1; a2); [a2; a3); …;[am; am+1), ở đó

a1 < a2 < … < am < am+1 và n = n1 + n2 + … + nm.

Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 1)

b) Ghép nhóm mẫu số liệu. Tần số tích lũy

Để chuyển mẫu số liệu không ghép nhóm thành mẫu số liệu ghép nhóm, ta thực hiện như sau:

- Chia miền giá trị của mẫu số liệu thành một số nhóm theo tiêu chí cho trước;

- Đếm số giá trị của mẫu số liệu thuộc mỗi nhóm (tần số) và lập bảng tần số ghép nhóm.

Chú ý: Khi ghép nhóm số liệu, ta thường phân chia các nhóm có độ dài bằng nhau và đầu mút của các nhóm có thể không phải là giá trị của mẫu số liệu. Nhóm cuối cùng có thể là [am; am+1].

Tần số tích lũy của một nhóm là số số liệu trong mẫu số liệu có giá trị nhỏ hơn giá trị đầu mút phải của nhóm đó. Tần số tích lũy của nhóm 1, nhóm 2, …, nhóm m kí hiệu lần lượt là cf1,cf2,...,cfm.

Bảng tần số ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy được lập như ở Bảng 2.

Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 2)

2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

a) Số trung bình cộng

Cho mẫu số liệu ghép nhóm như ở bảng 3, trong đó giá trị đại diện của nhóm là trung điểm xi của nửa khoảng (tính bằng trung bình cộng của hai đầu mút) ứng với nhóm i.

Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 4)

Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu x¯, được tính theo công thức

x¯=n1x1+n2x2+...+nmxmn

b) Trung vị

Cho mẫu số liệu ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy như ở Bảng 2.

Giả sử nhóm k là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n2, tức là cfk1<n2 nhưng cfkn2. Ta gọi r, d, nk lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm k; cfk-1 là tần số tích lũy của nhóm k – 1.

Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu Me, được tính theo công thức sau:

Me=r+(n2cfk1nk).d

Quy ước: cf0 = 0.

c) Tứ phân vị

Cho mẫu số liệu ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy như ở Bảng 2.

Tứ phân vị thứ hai, kí hiệu Q2, bằng trung vị Me.

- Giả sử nhóm p là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n4, tức là cfp1<n4 nhưng cfpn4. Ta gọi s, h, np lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm p; cfp-1 là tần số tích lũy của nhóm p – 1.

Tứ phân vị thứ nhất, kí hiệu Q1, được tính bằng công thức sau:

Q1=s+(n4cfp1np).h

- Giả sử nhóm q là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 3n4, tức là cfq1<3n4 nhưng cfq3n4. Ta gọi t, l, nq lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm q; cfq-1 là tần số tích lũy của nhóm q – 1.

Tứ phân vị thứ ba, kí hiệu Q3, được tính bằng công thức sau:

Q3=t+(3n4cfq1nq).l

d) Mốt

Cho mẫu số liệu ghép nhóm như ở Bảng 1.

Giả sử nhóm i là nhóm có tần số lớn nhất. Ta gọi u, g, ni lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm i; ni-1, ni-1 lần lượt là tần số của nhóm i – 1, nhóm i + 1.

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu Mo, được tính theo công thức sau:

Mo=u+(nini12nini1ni+1).g

Quy ước: n0 = 0; nm+1 = 0.

Sơ đồ tư duy Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

Lý thuyết Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 5)

B. Bài tập Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Lý thuyết Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất

Lý thuyết Bài 1: Phép tính lũy thừa với số mũ thực

Lý thuyết Bài 2: Phép tính lôgarit

Lý thuyết Bài 3: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit

Đánh giá

0

0 đánh giá