TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa Học kì 2 . Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Vật lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Câu 1. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 450 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

A. 5 J.                           

B. 532 J.             

C. 52J.             

D. 7,5J.

Câu 2. Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:

A. VM=q.AM.

B. VM=AM.

C. VM=AMq.

D. VM=qAM.

Câu 3. Hai điện tích cùng dấu sẽ:

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác với nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 4. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

A. 40 μC.             

B. 1 μC.               

C. 4 μC.               

D. 0,1 μC.

Câu 5. Cho 2 điện tích điểm q5.10-9 C; q2 =  5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB?

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 6. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

A. C = QU.

B. C=QU.

C. C=UQ.

D. C = 2QU.

Câu 7. Biết hiệu điện thế UNM = 20 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

A. VM  = 20 V.

B. VN  = 20 V.

C. VM - VN  = 20 V.

D. VN - VM  = 20V.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

B. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed

C. Điện trường tĩnh là một trường thế.

D. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

Câu 9. 1pF bằng

A. 10-9 F.             

B. 10-12 F.            

C. 10-6 F.              

D. 10-3 F.

Câu 10. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ tăng 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ

A. tăng 2 lần.                 

B. tăng 4 lần.                 

C. không đổi.                 

D. giảm 4 lần.

Câu 11. Hai quả cầu kim loại A, B giống hệt nhau làm bằng kim loại đặt trong không khí có điện tích lần lượt là q1 = - 3.10-7 C, q2 = 4.10-7 C đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 2,25 N.

B. 0,25 N.

C. 2,25 mN.

D. 22,5 mN.

Câu 12. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

A. 10 V.               

B. 16 V.               

C. 20 V.               

D. 6,25 V.

Câu 13. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C.          

B. 2.10-5 C.          

C. 10-6 C.             

D. 10-5 C.

Câu 14. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 4 lần.                 

B. tăng 2 lần.                 

C. không đổi.                 

D. giảm 2 lần.

Câu 15. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Câu 16. Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

A. F=2k|q1q2|r.

B. F=k|q1q2|2r.

C. F=|q1q2|r.

D. F=k|q1q2|r2.

Câu 17. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích - 5 μC sinh ra khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V

A. 5000 J.            

B. - 5000 J.

C. 5 mJ.     

D. - 5 mJ.

Câu 18. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

A. 11.10-4 C.

B. 5,5.10-4 C.

C. 5,5 C.

D. 11 C.

Câu 19. Tụ điện là

A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 20. Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E  góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường lớn nhất?

A. α = 0°.

B. α = 45°.

C. α = 60°.

D. α = 90°.

Câu 21. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của các điện tích.

B. Dấu của các điện tích.

C. Bản chất của điện môi.

D. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 22. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2 mJ.                        

B. 1 mJ.

C. 1000 J.            

D. 2000 J.

Câu 23. Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

A. E=kQr.

B. E=kQr2.

C. E=kQ2r.

D. E=kQ2r.

Câu 24. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F’ với

A. F' = F.

B. F' = 2F.

C. F' = 0,5F.

D. F' = 0,25F.

Câu 25. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

A. 54.10-2 N.

B. 1,8.10-2 N.

C. 5,4.10-3 N.

D. 2,7.10-3 N.

Câu 26. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.      

B. tăng 3 lần.      

C. giảm 9 lần.      

D. tăng 9 lần.

Câu 27. Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N.         

B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.

C. đẩy nhau một lực 4 N.         

D. đẩy nhau một lực 4.10-4  N.

Câu 28. Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 0,3 cm.           

B. 3 cm.               

C. 3 m.                 

D. 0,03 m.

Câu 29. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C.                          

B. 4,2.10-4 C.

C. 4,2.10-5 C .

D. 4,2.10-6 C.

Câu 30. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. 0,21 (μF).

B. 45 (μF).

C. 4,7 (μF).

D. 20 (μF).

--------------------------------HẾT--------------------------------

ĐÁP ÁN

(Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!)

Câu  1. Đáp án đúng là C.

Câu 2. Đáp án đúng là C.

Câu 3. Đáp án đúng là B.

Câu 4. Đáp án đúng là C.

Câu 5. Đáp án đúng là B.

Câu 6. Đáp án đúng là B.

Câu 7. Đáp án đúng là D.

Câu 8. Đáp án đúng là B.

Câu 9. Đáp án đúng là B.

Câu 10. Đáp án đúng là B.

Câu 11. Đáp án đúng là C.

Câu 12. Đáp án đúng là B.

Câu 13. Đáp án đúng là D.

Câu 14. Đáp án đúng là A.

Câu 15. Đáp án đúng là C.

Câu 16. Đáp án đúng là D.

Câu 17. Đáp án đúng là D.

Câu 18. Đáp án đúng là B.

Câu 19. Đáp án đúng là C.

Câu 20. Đáp án đúng là A.

Câu 21. Đáp án đúng là B.

Câu 22. Đáp án đúng là A.

Câu 23. Đáp án đúng là B.

Câu 24. Đáp án đúng là C.

Câu 25. Đáp án đúng là B.

Câu 26. Đáp án đúng là C.

Câu 27. Đáp án đúng là A.

Câu 28. Đáp án đúng là D.

Câu 29. Đáp án đúng là C

Câu 30. Đáp án đúng là C.

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá