Soạn bài Tự đánh giá trang 33 (Cánh diều)

52

Với soạn bài Tự đánh giá trang 33 Ngữ văn 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 9.

Soạn bài Tự đánh giá trang 33 (Cánh diều)

Câu 6 trang 34 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nội dung chính của bài thơ có liên quan gì đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo?

Lời giải:

Nội dung chính của bài thơ là nói về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình nhưng vượt lên trên hết đó là niềm vui ấm áp, yêu thương nhau trong cảnh khó khăn và tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai. Nhan đề bài thơ đã khái quát rất đúng nội dung của cả bài

Câu 7 trang 34 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Hãy tìm các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ.

Lời giải:

Các từ láy: xa xa, quây quần, khó khăn, chồng chồng, vợ vợ, con con, thảnh thơi, chiều chiều, tối tối, mai mai

Tác dụng:

+ Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho đoạn thơ

+ Nhấn mạnh đến sự quây quần, yêu thương của gia đình giữa vợ chồng và con cái cùng nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn

Câu 8 trang 34 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về vần và nhịp của bài thơ

Lời giải:

Bài thơ sử dụng nhịp thơ đa dạng: 3/4, 4/4, 2/2/2,…. khiến cho giọng thơ linh hoạt, sinh động

Cách gieo vần cũng tuân thủ theo quy định của thể thơ song thất lục bát

Câu 9 trang 34 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ là gì?

Lời giải:

Cái vui của cảnh nhà nghèo là mặc dù khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng, con cái vẫn đoàn kết, yêu thương nhau. Vợ chồng quan tâm nhau, con cái biết giúp đỡ cha mẹ, dù nghèo nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc

Câu 10 trang 34 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Em thích nhất câu thơ nào trong bài Cảnh vui của nhà nghèo? Vì sao?

Lời giải:

Em thích nhất câu thơ “Bày ra cái cảnh có trời/Vui buồn cũng tự ở người thế gian” vì hai câu thơ là triết lí rất đúng đắn. Vui buồn sướng khổ đề là tùy thuộc vào tâm thái, suy nghĩ của con người.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 9 Cánh diều hay, chi tiết khác
 
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá