Giáo án Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 tuần giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn Tiếng việt lớp 4 (Cánh diều)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu được ý nghĩa và vị trí của câu chủ đề của đoạn văn.

- Tìm được câu chủ đề trong đoạn văn, viết được câu chủ đề cho đoạn văn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết thể hiện quan sát, liên tưởng của bản thân.

Năng lực tự chủ và tự học:Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

Năng lực sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học để đặt câu chủ đề đúng và có ý nghĩa, biết quan sát về những sự vật trong tranh.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS nghe nhạc để tạo không khi vui tươi trước khi vào tiết học mới:

https://www.youtube.com/watch?v=6SyS7coiXnw

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: GV nêu YCCĐ của bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS hiểu được yêu cầu đề bài.

- Nhận xét được mở đoạn và kết đoạn.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm các câu mở đoạn, kết đoạn.

- GV yêu cầu 1 HS đọc BT1, cả lớp đọc thầm theo: Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vi nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

PHƯƠNG THẢO

- GV mời một vài HS nêu ý kiến trước lớp. Các HS khác nhận xét về ý kiến của bạn.

- GV nhận xét, nêu đáp án đúng:

+ Câu mở đoạn : “Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vi nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

+ Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

Nhiệm vụ 2: So sánh nội dung của câu mở đoạn và câu kết đoạn:

- GV mời HS xác định yêu cầu BT2: Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?

- GV đặt CH cho HS:

+ Câu mở đoạn có tác dụng gì?

+ Câu kết đoạn có tác dụng gì?

- GV gợi ý cho HS để HS nhận xét về điểm giống nhau, khác nhau giữa câu mở đoạn và câu kết đoạn:

+ GV gợi ý HS trả lời câu hỏi:

Câu mở đoạn nêu ý chính của đoạn văn.

Câu kết đoạn nhắc lại chủ đề đoạn văn và nâng cao ý đã nhắc đến ở câu mở đoạn.

+ GV gợi ý cho HS về điểm giống và khác nhau giữa câu mở đoạn và câu kết đoạn:

Giống nhau: Đều nói về chủ đề trong đoạn văn.

Khác nhau: Câu mở đoạn nêu chủ đề đoạn văn, câu kết đoạn nhắc lại và nâng cao chủ đề đoạn văn.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được điểm giống và khác nhau giữa mở đoạn và kết đoạn.

- HS rút ra bài học cần nhớ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV giới thiệu khái niệm câu chủ đề trong đoạn văn:

+ Câu chủ đề thường là câu mở đoạn, nêu ý chính (chủ đề) của đoạn văn.

+ Chủ đề của đoạn văn có thể được nhắc lại và nâng cao ở câu kết đoạn.

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung của bài học.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng kiến thức vào luyện tập.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài: Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:

a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mà rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sâu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân". Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyễn hung hãn. Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.

LÊ SỬ

b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

MAI VĂN TẠO

- GV tổ chức gợi ý cho HS:

+ Câu chủ đề thường đứng ở vị trí nào?

+ Dùng để làm gì?

* Gợi ý đáp án: Câu chủ đề thường là câu mở đoạn, nêu ý chính (chủ đề) trong đoạn văn.

- GV tổ chức cho HS suy nghĩ thực hiện theo yêu cầu của đề: tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng: Câu chủ đề của cả 2 đoạn văn đều là câu mở đoạn:

Đoạn a: Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

+ Đoạn b: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.

- HS cùng nghe nhạc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc bài theo yêu cầu của GV.

- HS chia sẻ ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 3 trang, trên đây là tóm tắt 1 trang đầu của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 8 Cánh diều

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô truy cập Link tài liệu

Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích (trang 107)

Giáo án Đọc: Ba nàng công chúa

Giáo án Viết: Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng

Giáo án Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 110)

Giáo án Đọc: Tôn vinh sáng tạo

 

Đánh giá

0

0 đánh giá