Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau

71

Với giải Câu 2 trang 50 SGK Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 10. Hy Lạp và La Mã cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau

Câu 2 trang 50 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

 

Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp

Đế chế ở La Mã

Đặc điểm

hình thành

- Hình thành nhiều nhà nước nhỏ (được gọi là nhà nước thành bang hoặc thị quốc).

+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

+ Không xuất hiện nhu cầu hợp nhất các thành bang thành một đất nước thống nhất.

- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.

- La Mã là một nhà nước thống nhất, rộng lớn.

Chế độ

chính trị

- Chế độ dân chủ (với nhiều mô hình thể chế khác nhau giữa các thành bang: cộng hòa quý tộc; dân chủ chủ nô…)

- Đế chế.

Tổ chức

nhà nước

- Không có vua đứng đầu nhà nước.

- Mọi công dân (trên 18 tuổi) có được thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.

- Có hoàng đế đứng đầu.

- Đại hội nhân dân chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Đánh giá

0

0 đánh giá