Những bậc đá chạm mây trang 114, 115 Tiếng Việt lớp lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức

731

Trả lời các câu hỏi phần Tiếng Việt lớp 3 trang 114, 115 Đọc: Những bậc đá chạm mây Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Những bậc đá chạm mây trang 114, 115 Tiếng Việt lớp lớp 3 Tập 1

Đọc: Những bậc đá chạm mây

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 114 Khởi động: Kể về một người mà em cảm phục.

Phương pháp giải:

Cảm phục: có tình cảm kính trọng, yêu quý vì thấy được phẩm chất tốt đẹp của người khác.

Em suy nghĩ xem xung quanh mình có ai có phẩm chất tốt đẹp khiến em cảm thấy ngưỡng một không?

Lời giải chi tiết:

Em rất cảm phục chị Lan. Chị Lan là hàng xóm nhà em. Nhà chị Lan có hoàn cảnh khó khăn. Bố chị bị bệnh, không thể đi làm được. Một mình mẹ của chị phải đi làm và nuôi cả gia đình. Chị Lan năm nay học lớp 9. Ngoài giờ đi học, chị Lan thường phụ mẹ làm nghề thủ công để kiếm thêm tiền. Dù khó khăn nhưng thành tích học tập của chị Lan rất tốt. Chị còn được đi thi học sinh giỏi huyện nữa. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và cần phải học tập chị Lan rất nhiều.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 114 Đọc văn bản:

Tiếng Việt lớp 3 trang 114, 115 Những bậc đá chạm mây - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 114, 115 Những bậc đá chạm mây - Kết nối tri thức (ảnh 2)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 115 Câu 1: Chuyện gì xảy ra khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?

a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá

b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn

c. Vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 115 Câu 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời.

Lời giải:

Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông thấy mọi người đi xa vất vả.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 115 Câu 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ 3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

- Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi

- Công việc rất nặng nhọc

- Về sau có thêm nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng

- Sau năm năm, cố Đương đã mở xong con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 115 Câu 4: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy việc làm của cố Đương vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực, không bỏ cuộc mà cố Đương đã hoàn thành được.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 115 Câu 5: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu chuyện để đóng vai giới thiệu cố Đương

Lời giải:

Cố Đương tuy đã lớn tuổi nhưng lại không hề sợ khó khăn. Nhờ có cố Đương mà người dân trong xóm chúng tôi giờ đây có thể lên núi Hồng Lĩnh một cách dễ dàng. Chúng tôi rất biết ơn cố Đương.

Nội dung: Bài đọc kể về ông cố Đương. Nhờ có sự can đảm và quyết tâm của ông mà con đường từ xóm nhỏ lên núi Hồng Lĩnh được xây dựng.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Nói và Nghe: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây trang 116 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Nghe - Viết: Những bậc đá chạm mây trang 116, 117 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá