SBT Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức: Ôn tập học kì I

767

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Ôn tập học kì I sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Ôn tập học kì I.

Sách bài tập Ngữ Văn 7 Ôn tập học kì I

SBT Ngữ Văn 7 trang 49, 50, 51, 52, 53 Đọc hiểu và Thực hành Tiếng Việt Tập 1

Bài tập 1 trang 49, 50 SBT Ngữ Văn 7: Đọc bài thơ Thơ tặng dòng sông của Nguyễn Trọng Hoàn và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Gió đã thổi giêng hai

Triền sông ngô xanh mướt

Nghe dạt dào lá hát

Chiều mỡ màng xanh trong

Mây bạc giữa tầng không

In dòng sông lấp loáng

Chiều dập dênh sóng nắng

Ngực phù sa bồi hồi

Bao thương nhớ đầy vơi

Sóng gối đầu lên bãi

Đất đồng tươi trẻ lại

Mùa gọi mùa sây bông

Thơ viết tặng dòng sông

Vọng mái chèo man mác...

(Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Trọng Hoàn để lại..., NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2021, tr. 401)

1. Chọn phương án đúng

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 7: Xác định thể thơ và những yếu tố giúp em nhận diện thể thơ của văn bản Thơ tặng dòng sông.

A. Thể bốn chữ, năm chữ, số tiếng trong các dòng thơ

B. Thể bốn chữ, năm chữ, nhịp và vần của các dòng thơ

C. Thể bốn chữ, từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ

D. Thể năm chữ, số tiếng trong mỗi dòng thơ

Trả lời:

Yêu cầu nhận diện thể thơ thông qua đặc điểm hình thức quan trọng nhất: số tiếng trong mỗi dòng thơ. Phương án đúng: D.

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 7: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong dòng thơ: Nghe dạt dào lá hát?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hoá

D. So sánh

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, HS cần chú ý mối quan hệ giữa từ “lá” (từ chỉ bộ phận của cây cối) và từ “hát” (từ chỉ hoạt động của con người). Từ đó HS xác định được biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp tu từ nhân hoá. Phương án đúng: C.

2. Trả lời các câu hỏi

Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn 7: Nhan đề Thơ tặng dòng sông gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ với dòng sông quê?

Trả lời:

Nhà thơ làm thơ để tặng dòng sông quê hương như tặng một con người (người bạn, người thân yêu). So sánh “tặng” với từ đồng nghĩa, gần nghĩa như “cho” có thể thấy sắc thái ý nghĩa của từ “tặng” thể hiện sự yêu thương, trân trọng. Từ đó, có thể nhận thấy tình cảm của nhà thơ dành cho dòng sông quê hương: coi dòng sông như một người thân thiết, rất đỗi trân quý, thiêng liêng.

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 7: Tìm những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của dòng sông quê. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đó.

Trả lời:

Những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của dòng sông liên quan đến vẻ đẹp của thiên nhiên bên dòng sông (bãi ngô, đồng lúa ven sông); vẻ đẹp của chính những gì thuộc về dòng sông (phù sa, sóng, bờ sông...); sự hoà quyện của dòng sông vào không gian và thời gian (nắng, chiều... ).

Từ những hình ảnh đó, có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy sức sống của thiên nhiên bên dòng sông (Triền sông ngô xanh mướt/ Nghe dạt dào lá hát), vẻ đẹp tươi sáng của nước và mây trời như hoà vào nhau (Mây bạc giữa tầng không/ In dòng sông lấp loáng) và vẻ đẹp đặc trưng của sóng nước "dập dềnh”, phù sa "bồi hồi" - như sự sống luôn dạt dào, sôi nổi cựa mình bên dòng sông.

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 7: Theo em, từ “bồi hồi” trong dòng thơ Ngực phù sa bồi hồi gợi liên tưởng đến tình cảm, nỗi niềm của ai? Vì sao em có thể liên tưởng như vậy?

Trả lời:

Trong dòng thơ, từ “bồi hồi” được dùng để biểu hiện cảm xúc của “ngực phù sa” - phù sa bên sông. Nhưng hình ảnh đó cũng có thể gợi liên tưởng đến con người: tình cảm “bồi hồi” của con người dành cho dòng sông, cho quê hương, là nỗi niềm “bồi hồi” của chính nhà thơ, hoà vào nhịp sống, nhịp thở của dòng sông quê hương.

Bài tập 2 trang 52, 53 SBT Ngữ Văn 7: Đọc văn bản Suối của Giả Bình Ao và thực hiện cóc yêu cầu nêu ở dưới:

Trước cửa nhà tôi ở quê có một cây hoè già. Trong một đêm mưa bão bị sét đánh gẫy. Nhà gửi thư lên bảo: nó chết thảm lắm, gãy ngang lưng, lại bị xé thành bốn mảnh, đành phải cưa, chẳng làm được gì, bổ làm củi đun. Tôi đọc thư mà thương cảm, nghĩ bụng: gió bão đêm ấy là độc ác, là tàn bạo, hay mất phương hướng đã đem theo sấm chớp như vậy? Cây hoè già đáng thương yếu ớt không chống đỡ nổi sự tấn công ở bên ngoài hay sao [...]?

Sau đó, tôi về quê, không thể không gặp lại cây hoè. Từ lúc tôi biết nhớ, cây

hoè già đã đứng ở trước cửa, hình như nó không lớn, cứ to như vậy, cao như vậy. Bọn trẻ chúng tôi ngày đêm yêu mến cây hoè, cứ quanh quần ở đấy đánh đu, đá cầu [...], vui muốn chết, cùng vui đùa với chúng tôi là bầy chim. Mỗi khi trời tối, những chấm đen đầy trời, chợt sà xuống hết chẳng còn thấy con nào. Chúng tôi vui sướng vô cùng, cứ tưởng cây hoè là nhà của chim, chim sợ bóng đêm, bay về nhà cho an toàn và để được ấm cúng? Hoặc cây hoè là một hòn đá nam châm đứng giữa đất trời, hút tất cả những sinh linh trong không gian, chỉ để lại bầu trời rộng mông mênh đen ngòm? Mùa đông, mọi vật đều trơ trụi, cây hoè cũng rụng không còn chiếc lá; để đền đáp lại, chim chóc bay về đậu kín cành cây, ngọn cây. Ngay tức khắc, mỗi con chim là một chiếc lá, mỗi chiếc lá là một nốt nhạc ngân vang. Trong đêm đông tĩnh mịch, cây hoè già là một bài ca vút lên [...].

Hôm nay tôi đã về, đứa con lang thang xa cây hoè già hơn mười năm đã trở

về. Vừa đặt chân lên đầu làng, đã nôn nóng nhìn cây hoè, quả nhiên không thấy đâu. Bước vào cổng, người trong nhà ai cũng ngạc nhiên, song mặt ai cũng ỉu xìu, gượng gạo. [...] Bây giờ, tuổi thơ của tôi đã qua đi, lấy cây hoè già để ôn lại nỗi nhớ, để an ủi, cũng không bao giờ có nữa, giữ lại cho tôi chỉ là một gốc cây đau lòng nhức mắt này ư? [...] Gốc cây to bằng cái nia, tròn như cối xay, sáng lờ mờ dưới ánh trăng. Thương thay nó chưa bị đánh gốc, trong lớp vỏ chung quanh gốc cây, những cành non nhỏ xíu mọc võng lên, cành cao cũng đầy một thước, cành nhỏ cũng nửa tấc. Tôi nhớ đêm hè năm xưa, bóng hoè che kín sân, chúng tôi cầm tay nhau vây quanh cây hoè, tự dưng không cầm được nước mắt. Thế giới sao tàn nhẫn, chẳng chịu tha cho cây hoè già? Tại nó mọc cao quá, mục tiêu hướng lên trời? Hay tại nó mọc to quá, đã ngăn cản sự lộng hành của bão gió?

Cậu con trai từ trong nhà lệch kệch bước ra, rồi gục người trên chân tôi, nhìn

mắt tôi, bảo:

- Bố ơi, cây mất rồi!

- Ừ, mất rồi!

- Bố cũng nhớ cây hoè già ư?

Tôi chợt cảm thấy đáng thương cho thằng bé. Tôi thương cây hoè, nó đã cho tôi hạnh phúc, cho tôi niềm vui. Con trai tôi càng buồn, sau khi chào đời, nó luôn ở quê nhà, bò dưới gốc hoè mà lớn, nhưng hạnh phúc và niềm vui của nó không được hưởng trọn vẹn, đã tiêu tan trong chốc lát. Tôi không còn lòng dạ nào nhìn con, giục nó đi ngủ, song nó bảo con thích đêm nào cũng ngồi ở đây và đã thành thói quen.

- Bố ơi - đứa con tôi bảo - hình như con vẫn nghe thấy lá cây đang reo, như

tiếng nước bố ạl

Ôi con tôi, sao con lại nói được như vậy? Như tiếng nước, tôi đã từng nghe nói thế. Nhưng hiện giờ, nước đang ở đâu? [...]

- Bố ơi, nước vẫn còn mà - con tôi lại thốt lên ngạc nhiên. - Bố xem, chiếc gốc

cây này chẳng phải là một dòng suối?

Tôi quay người, nhìn xuống gốc cây, bỗng dưng khiến tôi kinh ngạc: Ô, đúng là một dòng suối! Chất gỗ trăng trắng kia, rõ ràng là bóng nước dưới trăng, những vòng đời xoắn xuýt kia chẳng phải là những gợn sóng lăn tăn của nước suối toả ra? Thằng con trai tôi, đứa trẻ bé bỏng đáng yêu biết mấy, lại phát hiện ra dòng suối. Tôi phải cảm ơn con. Thế giới phải cảm ơn con, nó quả thật vĩ đại như Cô-lôm-bô (Colombo) phát hiện ra lục địa mới!

- Suối! Dòng suối của mạng sống! - Tôi xúc động, ôm châm đứa con trai và nghĩ, trong thế giới bao la này lại có nhiều chuyện lạ đến thế, thì ra, mỗi cây xanh đều là một dòng sông dựng đứng. Sấm chớp có thể phạt gẫy thân sống, song không huỷ được nguồn nước của nó, nó vẫn ngày đêm tuôn trào, vĩnh viễn không khô cạn. Từng chiếc rễ cây vươn ra dọc ngang dưới đất đều là từng nguồn, từng nguồn nước! Tôi không ghìm được mình nữa. Dưới ánh trăng, tôi chăm chú nhìn cành non mọc ra từ lớp vỏ gốc cây, trông chúng hớn hở làm sao, từng chiếc lá nhỏ xíu xoè ra, xanh non mượt mà, thăm thẳm. [...)

- Bố ơi, cành non này có mọc to được không?

- Được chứ - Tôi trả lời một cách chắc chắn.

- Chim sẽ đến chứ bố?

- Đến chứ

- Vậy vẫn có sấm sét chứ bố?

Thằng bé hỏi câu ấy đột ngột, khiến tôi phát hoảng. Trả lời sao đây?

(Giả Bình Ao, Suối, in trong Tản văn và truyện ngắn Giả Bình Ao, Vũ Công Hoan địch, NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr. 206 —- 210)

1. Chọn phương án đúng

Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn 7: Theo em, văn bản Suối thuộc thể loại gì?

A. Truyện đồng thoại

B. Du kí

C. Tản văn

D. Truyện ngụ ngôn

Trả lời:

Yêu cầu nhận diện thể loại. Có thể thấy văn bản Suối tuy có những yếu tố của truyện (sự việc, nhân vật) nhưng chủ yếu vẫn tập trung bộc lộ cảm xúc của người viết và những suy ngẫm về đời sống thông qua một sự việc chính. Do đó có thể xác định thể loại của Suối là tản văn. Phương án đúng: C.

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn 7: Trong Suối, những cảm xúc dâng trào của nhà văn được khơi nguồn từ điều gì?

A. Cuộc đời của nhân vật “tôi” đứa con lang thang xa quê hương

B. Cuộc đời của đứa con trai bé bỏng ở quê nhà, lớn lên dưới gốc cây hoè già

C. Cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê - nơi bọn trẻ quanh quẩn đánh đu, đá cầu

D. Cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê bị sét đánh gẫy trong đêm mưa bão

Trả lời:

Trong văn bản có nhân vật “tôi” và những chi tiết liên quan đến cuộc đời của nhân vật, tuy nhiên, sự việc chính khơi nguồn cho cảm xúc của nhân vật và thông qua đó thể hiện những suy ngẫm về đời sống của người viết chính là: cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê đã bị sét đánh gãy trong đêm mưa bão. Có thể nhận ra chi tiết này ngay trong phần mở đầu văn bản. Toàn bộ cảm xúc của nhà văn được khơi nguồn từ đó. Phương án đúng: D.

2. Trả lời các câu hỏi

Câu 1 trang 53 SBT Ngữ Văn 7: Nhan đề của văn bản là Suối. Nhan đề này có mối quan hệ như thế nào với hình tượng cây hoè già bị sét đánh gẫy và cảm xúc của tác giả?

Trả lời:

Để trả lời được câu hỏi này, cần chú ý mối quan hệ giữa nhan đề và đoạn đối thoại giữa người cha và đứa con trai:

- Bố ơi - đứa con tôi bảo - hình như con vẫn nghe thấy lá cây đang reo, như tiếng nước bố ạ!

Ôi con tôi, sao con lại nói được như vậy? Như tiếng nước, tôi đã từng nghe nói thế. Nhưng hiện giờ, nước đang ở đâu? |[...]

- Bố ơi, nước vẫn còn mà - con tôi lại thốt lên ngạc nhiên. - Bố xem, chiếc gốc cây này chẳng phải là một dòng suối?

Tôi quay người, nhìn xuống gốc cây, bỗng dưng khiến tôi kinh ngạc: Ô, đúng là một dòng suối!

Cây hoè già đã bị sét đánh gãy nhưng hình ảnh gốc cây như sáng lên dưới trăng và tiếng nước tuôn trào đã khiến người cha cảm nhận rằng có sự sống như dòng suối vẫn đang tiếp diễn: “Ồ, đúng là một dòng suối! Chất gỗ trăng trắng kia, rõ ràng là bóng nước dưới trăng, những vòng đời xoắn xuýt kia chẳng phải là những gợn sóng lăn tăn của nước suối toả ra?”

Câu 2 trang 53 SBT Ngữ Văn 7: Cuộc đối thoại của người cha và con trai ở phần cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về cây hoè và cuộc hồi sinh của sự sống sau những biến cố, tai hoạ khốc liệt?

Trả lời:

- Qua đoạn đối thoại, có thể thấy: Đứa con trai đã phát hiện ra điều đó và những câu nói của cậu bé làm người cha kinh ngạc, xúc động.

- Ý nghĩa mà văn bản thể hiện: Cái chết của cây hoè già và những mất mát của đời sống là có thực nhưng nó không có nghĩa là hoàn toàn chấm hết và dường như sự sống, niềm hi vọng và niềm tin luôn tổn tại.

Câu 3 trang 53 SBT Ngữ Văn 7: Theo em, khi nghe con trai hỏi: “Vậy vẫn có sấm sét chứ bố?” người cha sẽ trả lời ra sao? Hãy viết lại câu trả lời của người cha theo sự tưởng tượng, suy luận của em.

Trả lời:

- Sự việc mở đầu của Suối: Trước cửa nhà tôi ở quê có một cây hoè già. Trong một đêm mưa bão bị sét đánh gảy. Nhà gửi thư lên bảo: nó chết thảm lắm, gãy ngang lưng, lại bị xé thành bốn mảnh, đành phải cưa, chẳng làm được gì, bổ làm củi đun.

- Mối liên hệ giữa câu hỏi của cậu bé với đoạn đối thoại trước đó của hai cha con về sự hổi sinh của cây hoè: Dưới ánh trăng, tôi chăm chú nhìn cành non mọc ra từ lớp vỏ gốc cây, trông chúng hớn hở làm sao, từng chiếc lá nhỏ xíu xoè ra, xanh non mượt mà, thăm thẳm. [...]

- Bố ơi, cành non này có mọc to được không?

- Được chứ! - Tôi trả lời một cách chắc chắn.

- Chim sẽ đến chứ bố?

- Đến chứ!

- Vậy vẫn có sấm sét chứ bố?

SBT Ngữ Văn 7 trang 53 Viết Tập 1

Bài tập trang 53 SBT Ngữ Văn 7: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nêu cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích.

Trả lời:

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả

SBT Ngữ Văn 7 trang 54 Nói và Nghe Tập 1

Bài tập trang 53 SBT Ngữ Văn 7: Trong thời đại công nghệ thông tin, việc học tập trực tuyến qua mạng in-tơ-nét ngày càng cần thiết và phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất thường hoặc dịch bệnh... Liệu việc học tập trong nhà trường truyền thống có còn cần thiết? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

Trả lời:

Thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe:

1. Trước khi nói: Cần dựa vào thực tế của bản thân và tìm hiểu thông tin từ các phương tiện nghe, nhìn để xác định được vị trí của việc học qua mạng in-tơ-nét và mối quan hệ giữa hình thức học tập này với hình thức học tập truyền thống: học tại trường, lớp. Sưu tầm các đoạn phim ngắn hoặc hình ảnh minh hoạ,... Nên lấy tư liệu thực tế từ những trải nghiệm của chính bản thân em và những chia sẻ của các bạn học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo về vấn đề này.

Lập dàn ý cho bài nói trên cơ sở trả lời những câu hỏi sau đây:

- Có những hình thức học tập nào đã tồn tại, đang diễn ra trong thực tế?

- Việc học tập qua mạng in-tơ-nét có gì giống và khác với các hình thức học tập truyền thống?

- Trong các điều kiện bất thường như thiên tai, dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt,... thì việc học tập qua mạng in-tơ-nét có ưu điểm gì?

- Việc học tập qua mạng in-tơ-nét có nhược điểm gì? Cần phải chú ý điều gì để đảm bảo chất lượng, khắc phục những bất lợi?

- Em đã trải nghiệm việc học tập qua mạng in-tơ-nét như thế nào?

- Từ những cơ sở thực tiễn đó, theo em việc học tập qua mạng in-tơ-nét có thể thay thế hoàn toàn việc học tập ở trường học truyền thống hay không? Vì sao?

2. Trình bày bài nói: Thực hiện việc trình bày bài nói trên cơ sở những nội dung đã chuẩn bị. Viết ra giấy những ý chính, ý quan trọng của bài nói; sắp xếp và lựa chọn từ ngữ. Chú ý ngữ điệu, cử chỉ, phương tiện hỗ trợ trong quá trình trình bày để thu hút sự chú ý và tạo sự hấp dẫn với người nghe.

3. Sau khi nói: Trao đổi, thảo luận với người nghe về vấn đề đã trình bày.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào tất cả các bạn!

Sự ảnh hưởng của đại dịch covid ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Học online trực tuyến đã có từ rất lâu rồi thế nhưng nó thực sự hiệu quả trong những ngày dịch này. Trong bài trao đổi này hãy cùng tôi so sánh học trực tuyến và học truyền thống có những ưu điểm và nhược điểm gì.

Học tập luôn được duy trì như một hoạt động sống còn trong cuộc sống của mỗi người. Mục đích học tập rất đa dạng giữa mọi người và dựa trên mục đích khuyến khích, mọi người có thể chọn từ một số phương pháp để tăng hiệu quả. Mục đích của bài viết này là để so sánh sự khác biệt giữa học trực tuyến và học tập truyền thống. Ba điểm khác biệt chính là tính linh hoạt, môi trường và hiệu quả.

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa học trực tuyến và học truyền thống là sự linh hoạt về thời gian và địa điểm. Với học trực tuyến, tất cả những gì bạn cần là máy tính của bạn, kết nối với Internet và khóa học trực tuyến đã đăng ký, sau đó bạn có thể tự do học bất cứ lúc nào bạn muốn, bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái khi học. Học trong lớp truyền thống, ngược lại, phụ thuộc vào các quy tắc và quy định của lớp mà người ta phải tuân theo.

Hãy cùng tôi so sánh hai phương pháp:

Cách học trực tuyến online: Mọi người thường tham gia các khóa học cấp độ chuyên nghiệp để tăng trình độ và tăng cường cơ hội nghề nghiệp trong công việc. Ví dụ, để được thăng chức ở cấp cao hơn và công việc được trả lương cao hơn; trong quản lý bằng cấp chuyên môn liên quan, văn bằng là hữu ích. Tuy nhiên, nhiều nhân viên có thể kiệt sức sau khi làm việc và không muốn tham gia các lớp học truyền thống thường xuyên. Vì vậy, một cách tự nhiên, một lớp học nghề trực tuyến thuận tiện hơn cho họ, vì nó tiết kiệm thời gian, tiền bạc và năng lượng.

Ưu điểm: Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa học trực tuyến và học truyền thống là sự linh hoạt về thời gian và địa điểm. Với học trực tuyến, tất cả những gì bạn cần là máy tính của bạn, kết nối với Internet và khóa học trực tuyến đã đăng ký, sau đó bạn có thể tự do học bất cứ lúc nào bạn muốn, bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái khi học. Điều tốt nhất về học tập trực tuyến là các cá nhân có thể tham gia một khóa học thoải mái tại văn phòng hoặc nhà của họ. Ngay cả với một lịch trình bận rộn, người ta có thể tìm thấy một chút thời gian rảnh rỗi để tham gia một khóa học hoặc học tập cho nó.

Nhược điểm: Trong các lớp học trực tuyến, người học không tương tác trực tiếp với giảng viên. Vì vậy, trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi nào, họ có thể gặp khó khăn khi hỏi người hướng dẫn trực tuyến của họ, vì giao tiếp thường rất không khách quan. Tuy nhiên, các khóa học này thường cung cấp các lựa chọn thay thế cho giải quyết truy vấn trực tiếp như diễn đàn trực tuyến, email và phòng chat. Song có những câu hỏi khó có thể giải thích được chỉ dựa trên những dòng tin nhắn trên email. Đây chính là điểm trừ của học trực tuyến.

Học trực tuyến có nghĩa là bạn chỉ học một mình hoặc theo cặp, không có cuộc trò chuyện trực tiếp với giáo viên, không thảo luận nhóm với bạn bè và do đó, bạn cần phải có tinh thần tự giác và tinh thần cao để tận dụng tốt nhất khóa học trực tuyến.

Mọi người thường nghĩ rằng tương tác với một giáo viên trực tiếp là cách tốt nhất để học, vì nó tương tác và cho phép giao tiếp hai chiều. Đối với những kiểu người như vậy, các khóa học trực tuyến đồng bộ sẽ phù hợp hơn.

Một cách khác để thu thập kiến thức thông qua một phương tiện trực tuyến là tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm khác nhau như Google, Bing, v.v. Mặc dù điều này giúp bằng cách giảm lượng sách người ta phải đọc, có thể có quá nhiều nguồn thông tin người ta phải đọc, và chọn những cái có liên quan, có thể dẫn đến quá tải thông tin.

Do đó, học trực tuyến có thể phù hợp hơn với những người trưởng thành đang tiếp tục việc học của họ trong khi họ đang làm việc thường xuyên.

Nếu bạn là người không có nhiều thời gian và muốn tìm hiểu một nghề mới thì có thể tham gia khóa học nghề online miễn phí của AWE

Cách học truyền thống: Các lớp học truyền thống phù hợp hơn cho thanh thiếu niên và thanh thiếu niên chưa tham gia lực lượng lao động. Việc tham gia lớp học thường xuyên giúp họ tương tác với các cá nhân khác trong độ tuổi của họ, kỷ luật tốt hơn, tuân thủ lịch trình thường xuyên và cải thiện thể lực và sự tỉnh táo của họ.

Ưu điểm: Học tập trên lớp giúp học sinh và giáo viên biết nhau một cách tốt hơn. Điều này cho phép giáo viên biết các sinh viên và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ tốt hơn, đóng vai trò là người cố vấn và hướng dẫn sinh viên trong khả năng nghề nghiệp của họ.

Mặt khác nếu bạn là kiểu người được truyền cảm hứng từ bầu không khí năng động của lớp học và bạn làm việc hiệu quả hơn trong một nhóm người, lớp học truyền thống phù hợp với sự lựa chọn của bạn. Trong lớp bạn cũng có giáo viên trợ giúp, nói chuyện trực tiếp khi nghi ngờ bất kỳ kiến thức nào. Trong một lớp học truyền thống, học sinh có thể trực tiếp chia sẻ quan điểm của mình và làm rõ các truy vấn của riêng mình với giáo viên, do đó, câu hỏi của họ được trả lời ngay lập tức.

Hầu hết thời gian sách và ghi chú trong lớp học rất hữu ích cho việc học tập và vượt qua các kỳ thi. Hiểu mô hình Câu hỏi & Trả lời, và với các gợi ý được cung cấp bởi các giáo viên có kinh nghiệm, sinh viên có thể thấy hữu ích hơn khi học so với khi sử dụng các ghi chú và đề xuất trực tuyến tổng quát có sẵn trên internet.

Ngoài ra, việc học trên lớp hữu ích hơn do sự tương tác liên tục giữa học sinh và giáo viên, vì nó giúp học sinh thoát khỏi nỗi sợ hãi về các kỳ thi, điều hiếm khi xảy ra với hướng dẫn trực tuyến. Cuối cùng, tương tác với các giáo viên giỏi giúp thúc đẩy học sinh đạt điểm cao hơn.

Hiểu rõ về 2 phương pháp học nghề trực tuyến và học nghề truyền thống thì việc của bạn lúc này là nên suy nghĩ xem mình phù hợp với phương pháp nào và chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân để chuẩn bị cho một bước đà thay đổi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe phần trình bày của tôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá