SBT Ngữ Văn 7 trang 10, 11 Tiếng Việt Tập 1 Chân trời sáng tạo

502

Với Giải SBT Ngữ Văn 7 trang 10, 11 Tiếng Việt Tập 1 trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật Sách bài tập Ngữ Văn  lớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 trang 10, 11.

SBT Ngữ Văn 7 trang 10, 11 Tiếng Việt Tập 1

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 7: Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

 

Chức năng

 

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

 

Trả lời:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

Luôn đi kèm trước danh từ hoặc đi kèm trước/ sau động từ, tính từ.

Chức năng

- Khi đứng trước danh từ, phó từ bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

- Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp

diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,...

- Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,...

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

- Khi nói và viết nên dùng:

+ Phó từ ở trước danh từ để làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ trở nên rõ nghĩa về số lượng.

+ Phó từ ở trước hoặc sau động từ, tính từ để làm cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa.

->Đó cũng là cách mở rộng thành phần chính của câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

- Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các phó từ ở trước danh từ hoặc trước/ sau động từ, tính từ vì các phó từ ấy có thể biểu thị ý nghĩa bổ sung cho nội dung thông tin về sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ hoặc hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 7: Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.

Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.

a. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

b. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

c. Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: “Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết”. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

d. Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

đ. Mẹ phải vần cái vại dưa ấy cạnh bếp, nửa ngày lại xoay một lần.

(Đỗ Bích Thuý, Và tôi nhớ khói)

Trả lời:

Câu

Phó từ

Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ

a

thường

những

Thường bổ sung cho động từ nhốt ý nghĩa: thời gian.

Những bổ sung cho danh từ nhánh ý nghĩa: số lượng.

b

đều

Bổ sung cho động từ có ý nghĩa: tính đồng nhất về trạng

thái của nhiều đối tượng.

c

quá

sắp

Quá bổ sung cho động từ lo ý nghĩa: mức độ.

Sắp bổ sung cho động từ ăn ý nghĩa: thời gian

d

Lắm

Chẳng

Được

Lắm bổ sung cho tính từ khổ ý nghĩa: mức độ

Chẳng bổ sung cho động từ để dành ý nghĩa: phủ định

Được bổ sung cho động từ để dành ý nghĩa: hành động vừa

nói đến đã đạt được kết quả.

đ

Lại

Bổ sung cho động từ xoay ý nghĩa: lặp lại

Xem thêm lời giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

SBT Ngữ Văn 7 trang 5, 6, 7, 8, 9 ĐọcTập 1...

SBT Ngữ Văn 7 trang 11 Viết Tập 1...

SBT Ngữ Văn 7 trang 11 Nói và Nghe Tập 1...

Đánh giá

0

0 đánh giá