Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Bài 27: Những chiếc áo ấm

842

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 123, 124, 125, 126 Bài 27: Những chiếc áo ấm Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 27: Những chiếc áo ấm

Đọc: Những chiếc áo ấm

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 123 Khởi động: Quan sát tranh minh họa, nói tên các con vật và đoán xem chúng đang làm gì.

Tiếng Việt lớp 3 trang 123, 124 Đọc: Những chiếc áo ấm - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh xem trong đó có những con vật nào? Những con vật ấy đang làm gì?

Lời giải:

Tên con vật

Việc làm

Nhím

Chắp vải, dùi lỗi

Thỏ

Trải vải

Chim

Luồn kim, may áo

Ốc sên

Kẻ đường vạch trên vải

Bọ ngựa

Cắt vải

Tằm

Xe chỉ

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 123 Đọc văn bản: Những chiếc áo ấm

Mùa đồn, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét thì gió thổi tấm vải bay xuống ao. Nhím giúp thỏ khều tấm vải vào bờ và nói:

- Phải may thành áo mới được.

Nhím xù lông, rút một chiếc kim định khâu áo cho thỏ, nhưng không có chỉ. Hai bạn đi tìm chị tằm, xin một ít tơ làm chỉ. Chị tằm đồng ý ngay. Có chỉ, có kim, nhưng phải tìm người cắt vải. Thấy bọ ngựa vung kiếm cắt cỏ, nhím nói:

- Anh giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người cần áo ấm.

Bọ ngựa đồng ý, vung kiếm cắt vải, nhím ngăn:

- Phải cắt đúng theo kích thước.

Tất cả lại đi tìm người biết kẻ đường vạch trên vải. Lúc qua vườn chuối, Nhím trông thấy ốc sên bò trên lá, cứ mỗi quãng, ốc sên lại để lại phía sau một đường vạch. Nhím nói:

- Chúng tôi cần anh kẻ đường vạch để may áo ấm cho mọi người.

Ốc sên nhận lời, bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bây giờ chỉ còn thiếu người luồn kim giỏi. Tất cả lại đi tìm chim ổ dộc có biệt tài khâu vá.

Xưởng may áo ấm được dựng lên. Thỏ trải vải. Ốc sên kẻ đường vạch.

Bọ ngựa cắt vải theo vạch. Tằm xe chỉ. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi chim ổ dộc luồn kim, may áo…

Mùa đông năm ấy, trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc.

(Theo Võ Quảng)

Từ ngữ:

- Chim ổ dộc (còn gọi là chim dồng dộc, dòng dọc,…): loài chim trông giống chim sẻ, làm tổ rất chắc và đẹp.

- Xe (chỉ): làm cho các sợi nhỏ xoắn chặt với nhau thành sợi lớn.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 124 Câu 1: Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Mùa đông đến, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 124 Câu 2: Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm vì tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 124 Câu 3: Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?

M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

- Tằm cho tơ của mình để làm chỉ may áo.

- Bọ ngựa dùng kiếm của mình để cắt vải may áo.

- Ốc sên bò trên tấm vải, vạch những đường kẻ để giúp bọ ngựa cắt vải may áo.

- Đôi chim ổ dộc dùng biệt tài khâu vá của mình để may áo.

- Thỏ trải vải để đôi chim may áo.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 124 Câu 4: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Em thích nhân vật nhím nhất. Vì nhím đã biết rủ các bạn cùng giúp đỡ mình may áo cho thỏ.

- Em thích nhân vật chim ổ dộc nhất. Vì các bạn ấy có khả năng khâu vá rất giỏi.

- Em thích nhân vật tằm nhất vì tằm đã hi sinh tơ của mình để làm chỉ may áo cho thỏ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 124 Câu 5: Em học được điều gì qua câu chuyện trên?

Phương pháp giải:

Em nhớ lại nội dung câu chuyện và suy nghĩ xem qua câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì khi làm việc?

Lời giải:

Sau khi đọc câu chuyện Những chiếc áo ấm, em học được một điều là phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Khi cùng nhau làm việc thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Nội dung: Câu chuyện kể về xưởng may áo ấm của các loài động vật sống trong rừng. Nhờ có sự góp sức của các con vật mà những tấm áo ấm được hoàn thiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 125 Nói và Nghe: Thêm sức thêm tài

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 125 Câu 1: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao?

Tiếng Việt lớp 3 trang 125 Thêm sức thêm tài - Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.

Lời giải:

- Em thích học cá nhân. Vì khi học cá nhân, em dễ tập trung học hơn.

- Em thích học theo cặp. Vì khi học theo cặp, chúng em có thể chỉ cho nhau những lỗi sai, giảng cho nhau những điều chưa hiểu.

- Em thích học theo nhóm. Vì khi học theo nhóm, em có thể được trao đổi với nhiều bạn, có thể học hỏi ở mỗi bạn một điều hay.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 125 Câu 2: Kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia.

G:

- Hoạt động tập thể em tham gia là gì?

- Em cùng làm việc với những ai? Công việc em được giao là gì?

- Kết quả của hoạt động tập thể đó ra sao?

- Em có cảm nghĩ gì sau khi tham gia hoạt động đó?

Tiếng Việt lớp 3 trang 125 Thêm sức thêm tài - Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp em được phân công chuẩn bị một tiết mục kịch. Em và 5 bạn khác được cô chọn để đóng vở kịch “Nhổ củ cải”. Chúng em chia nhau mỗi người một vai: ông, bà, cháu, củ cải và người dẫn chuyện. Em được chọn làm người dẫn chuyện cho vở kịch đó. Sau những ngày luyện tập chăm chỉ, vở kịch của chúng em đã nhận được rất nhiều lời khen của mọi người. Em rất vui vì được tham gia vào vở kịch đó. Nhờ có hoạt động đó mà chúng em trở nên thân thiết với nhau hơn.

Bài tham khảo 2:

Sáng hôm qua là buổi trực nhật của bàn em. Chúng em cùng nhau đến từ sớm để dọn dẹp lớp học. Em phụ trách quét lớp, bạn Nam lau bảng và bạn Hoàng lau bàn ghế. Chúng em cùng nhau làm việc rất vui vẻ. Chẳng mấy chốc, lớp học đã sạch sẽ, gọn gàng. Cô giáo đến còn khen chúng em trực nhật giỏi nữa! Em rất vui vì mình và các bạn đã thực hiện tốt nhiệm vụ trực nhật của bàn.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 125, 126 Nghe - Viết: Trong vườn

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 125 Câu 1: Nghe – viết:

Trong vườn

Bác xà cừ vươn cao

Cam la đà mặt đất

Chuối, hồng, cau,… họp mặt

Cùng chung sống chan hòa.

Gió đi qua gật gù

Chim tới khen rối rít

Mây qua che vòm mát

Đất màu dành tốt tươi.

Vườn cây sống thật vui

Nắng mưa cùng chia sẻ

Đêm đêm ru nhau ngủ

Bình minh lại xôn xao…

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Lời giải:

Em chủ động viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.

- Giữa các khổ thơ cách 1 dòng

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 126 Câu 2: Làm bài tập a hoặc b

a. Chọn lặng hoặc nặng thay cho ô vuông.

Tiếng Việt lớp 3 trang 125, 126 Trong vườn  (ảnh 1)

b. Chọn từ trong bông hoa thay cho ô vuông.

Tiếng Việt lớp 3 trang 125, 126 Trong vườn  (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em chọn 1 trong 2 ý để hoàn thành.

a. Em đọc kĩ các câu thơ và chọn từ thích hợp để điền vào ô vuông.

b. Em đọc kĩ các từ ngữ trong bông hoa và các câu thơ để điền cho phù hợp.

Lời giải:

a.

1. Trường của em be bé

Nằm lặng giữa rừng cây.

2. Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu.

3. Cuội nằm lặng lẽ

Mơ về trần gian

4. Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

b.

- Hoa sen nở đẹp trong đầm

Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói câu nặng lời.

- Đất màu trồng đỗ, trồng ngô

Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn.

- Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 126 Vận dụng: Kể với người thân về một hoạt động tập thể của lớp mà em thấy vui.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập:

- Hoạt động tập thể em tham gia là gì?

- Em cùng làm việc với những ai? Công việc em được giao là gì?

- Kết quả của hoạt động tập thể đó ra sao?

- Em có cảm nghĩ gì sau khi tham gia hoạt động đó?

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp em được phân công chuẩn bị một tiết mục kịch. Em và 5 bạn khác được cô chọn để đóng vở kịch “Nhổ củ cải”. Chúng em chia nhau mỗi người một vai: ông, bà, cháu, củ cải và người dẫn chuyện. Em được chọn làm người dẫn chuyện cho vở kịch đó. Sau những ngày luyện tập chăm chỉ, vở kịch của chúng em đã nhận được rất nhiều lời khen của mọi người. Em rất vui vì được tham gia vào vở kịch đó. Nhờ có hoạt động đó mà chúng em trở nên thân thiết với nhau hơn.

Bài tham khảo 2:

Sáng hôm qua là buổi trực nhật của bàn em. Chúng em cùng nhau đến từ sớm để dọn dẹp lớp học. Em phụ trách quét lớp, bạn Nam lau bảng và bạn Hoàng lau bàn ghế. Chúng em cùng nhau làm việc rất vui vẻ. Chẳng mấy chốc, lớp học đã sạch sẽ, gọn gàng. Cô giáo đến còn khen chúng em trực nhật giỏi nữa! Em rất vui vì mình và các bạn đã thực hiện tốt nhiệm vụ trực nhật của bàn.

Đánh giá

0

0 đánh giá