Với giải Câu hỏi trang 38 Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Các phân tử sinh học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Câu hỏi trang 38 Sinh học 10
Câu hỏi 27 trang 38 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau:
- Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích.
- Từ các thí nghiệm trên, nêu những điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học.
Lời giải:
- Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích:
+ Ống 1: Xuất hiện nhũ tương trắng đục. Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục.
+ Ống 2: Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol.
+ Ống 3: Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương.
+ Ống 4: Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol.
- Từ các thí nghiệm trên, thấy rằng điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học là đều cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất đặc trưng của từng phân tử sinh học.
Câu hỏi 28 trang 38 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết lipid bằng sự tạo nhũ tương.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: hạt lạc.
- Hóa chất: nước cất, ethanol 90%.
- Dụng cụ: cối chày sứ, thìa cà phê, ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy 5 – 6 hạt lạc và nghiền bằng cối chày sứ.
- Bước 2: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 3: Cho 1 thìa bột lạc đã nghiền vào mỗi ống nghiệm
- Bước 4: Thêm 4 mL nước cất vào ống 1 và thêm 4 mL ethanol 90% vào ống 2. Lắc mạnh trong 3 phút rồi để lắng.
- Bước 5: Dùng pipet nhựa hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 1 chuyển sang ống 3 và hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 2 chuyển sang ống 4.
- Bước 6: Thêm 2 mL nước cất vào ống 3 và ống 4 rồi để yên.
- Bước 7: Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Ống 1 |
Xuất hiện nhũ tương trắng đục. |
Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục. |
Ống 2 |
Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. |
Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên sẽ tạo thành dung dịch đồng nhất. |
Ống 3 |
Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). |
Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương.
|
Ống 4 |
Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. |
Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol. |
5. Kết luận:
- Trong hạt lạc có chứa lipid.
- Lipid tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục.
Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 30 Sinh học 10...
Luyện tập 1 trang 30 Sinh học 10: Dựa vào hình 6.3:...
Câu hỏi trang 31 Sinh học 10...
Câu hỏi trang 32 Sinh học 10...
Câu hỏi trang 33 Sinh học 10...
Câu hỏi trang 34 Sinh học 10...
Luyện tập trang 34 Sinh học 10...
Câu hỏi trang 35 Sinh học 10...
Câu hỏi 21 trang 36 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau:...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.