Phản ứng hữu cơ (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

370

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Phản ứng hữu cơ (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Phản ứng hữu cơ (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Phản ứng hữu cơ

I. Phân loại phản ứng hữu cơ

Dựa vào sự biến đổi về thành phần và cấu tạo của hợp chất hữu cơ, mà có thể phân chia các phản ứng hóa học hữu cơ thành các loại chính như sau:

1. Phản ứng thế

- Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Thí dụ 1: Phản ứng của metan với clo

CH4 + Cl2asktCH3Cl + HCl

Thí dụ 2: Thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm C2H5O của ancol etylic.

CH3COOH + C2H5OHt°, xtCH3COOC2H5 + H2O

2. Phản ứng cộng

- Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

Thí dụ:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

CH2 + HClt°HgCl2C2H3Cl

3. Phản ứng tách

- Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

Thí dụ 1: Tách nước (đehiđrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.

CH3 – CH2 – OH170°CH2SO4CH2 = CH2 + H2O

Thí dụ 2: Tách hiđro (đehiđro hóa) ankan điều chế anken.

C2H6t°, xtCH2 = CH2 + H2

Ngoài ba loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng oxi hóa, ...

II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ

- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

Thí dụ: Phản ứng este hóa của ancol etylic với axit axetic phải kéo dài nhiều giờ.

 (ảnh 1)

Hình 1: Phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic trong phòng thí nghiệm

- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều, nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt.

Thí dụ: Khi cho clo tác dụng với metan (có ánh sáng khuếch tán) thu được hỗn hợp CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, ...

 (ảnh 2)

Hình 2: Clo phản ứng với metan

B. Bài tập Phản ứng hữu cơ

Câu 1: Các chất hữu cơ có điểm chung là

A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.

B. nhiệt độ nóng chảy cao.

C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.

D. phân tử luôn có cacbon, nitơ và hiđro.

Đáp án: C

Câu 2: Hoàn thiện nhận định sau: “Liên kết hoá học trong phân tử chất hữu cơ …”

A. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

B. chủ yếu là liên kết ion.

C. chủ yếu là liên kết cho nhận.

D. chỉ gồm các liên kết cộng hoá trị.

Đáp án: A

Câu 3: Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do

A. chất hữu cơ dễ bay hơi

B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền

C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt

D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau.

Đáp án: C

Câu 4: Các chất hữu cơ có điểm nào sau đây chung?

A. Tan tốt trong nước.                                          

B. Bền với nhiệt

C. Khả năng phản ứng cao.                                   

D. Dễ cháy

Đáp án: D

Câu 5: Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do

A. chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền.

C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực

D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều.

Đáp án: D

Câu 6: Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là

A. Phản ứng oxi hóa - khử

B. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác

C. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới

D. Phản ứng giữa đơn chất và hợp chất.

Đáp án: B

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng thế trong hóa học hữu cơ?

A. CH4 + Cl2 asCH3Cl + HCl

B. CH3COOH + C2H5OH xt,  t°CH2COOC2H5 + H2O

C. C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

D. C2H4 + Br2 → C2H4Br2.

Đáp án: D

Câu 8: Phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ là

A. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

B. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới.

C. Phản ứng giữa hai hợp chất.

D. Phản ứng đồng phân hóa.

Đáp án: B

Câu 9: Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ?

A. C2H6 + Br2 asC2H5Br + HBr

B. C2H5OH + HBr  → C2H5Br + H2O

C. 2H2 + O2 t°2H2O

D. C6H12 + H2 Ni,t° C6H14

Đáp án: D

Câu 10: Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 Ni,t° CH3-CH=CH-CH3 + H2thuộc loại phản ứng gì?

A. Phản ứng thế.                                                  

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng tách                                                  

D. Không thuộc ba loại trên.

Đáp án: C

Câu 11: Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định.

B. Đa số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kém bền nhiệt so với hợp chất vô cơ.

C. Đa số hợp chất hữu cơ không tan hoặc rất ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

D. Các phản ứng hữu cơ xảy ra nhanh và theo nhiều hướng khác nhau.

Đáp án: D

Câu 12: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, theo một hướng xác định.

Đáp án: B

Câu 13: Cho phản ứng: CHCH + CH3COOH xt,  t°CH3COOCH=CH2

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng?

A. Cộng               

B. Thế                 

C. Tách               

D. Este hóa

Đáp án: A

Câu 14: Cho các phản ứng

a. (CH3)3C-Cl + OH- → (CH3)3C-OH + Cl-
b. C2H6 
xt,  t°C2H4 + H2
c. C2H2 + HCl 
xt,  t°
CH2=CHCl
d. CH3CCH + AgNO3 + NH3 → CH3CCAg + NH4NO3
Trong các phản ứng trên, phản ứng thế là

A. b, c.                 

B. a, b.                 

C. a, d.                 

D. c, d.

Đáp án: C

Câu 15: Cho phản ứng 2CH3CH2OH xt,  t° CH3CH2OCH2CH3 + H2O

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng?

A. Cộng               

B. Thế                  

C. Tách               

D. Este hóa

Đáp án: B

 
Đánh giá

0

0 đánh giá