Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 Câu trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hoá học.
Mời các bạn đón xem:
30 Câu trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ (có đáp án)
Câu 1: Các chất hữu cơ có điểm chung là
A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.
B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.
D. phân tử luôn có cacbon, nitơ và hiđro.
Đáp án: C
Câu 2: Hoàn thiện nhận định sau: “Liên kết hoá học trong phân tử chất hữu cơ …”
A. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
B. chủ yếu là liên kết ion.
C. chủ yếu là liên kết cho nhận.
D. chỉ gồm các liên kết cộng hoá trị.
Đáp án: A
Câu 3: Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do
A. chất hữu cơ dễ bay hơi
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau.
Đáp án: C
Câu 4: Các chất hữu cơ có điểm nào sau đây chung?
A. Tan tốt trong nước.
B. Bền với nhiệt
C. Khả năng phản ứng cao.
D. Dễ cháy
Đáp án: D
Câu 5: Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do
A. chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền.
C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực
D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều.
Đáp án: D
Câu 6: Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là
A. Phản ứng oxi hóa - khử
B. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác
C. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới
D. Phản ứng giữa đơn chất và hợp chất.
Đáp án: B
Câu 7: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng thế trong hóa học hữu cơ?
A. CH4 + Cl2 as→→a sCH3Cl + HCl
B. CH3COOH + C2H5OH xt,t°−−→→xt, t°CH2COOC2H5 + H2O
C. C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
D. C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Đáp án: D
Câu 8: Phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ là
A. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
B. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới.
C. Phản ứng giữa hai hợp chất.
D. Phản ứng đồng phân hóa.
Đáp án: B
Câu 9: Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ?
A. C2H6 + Br2 as→→a sC2H5Br + HBr
B. C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
C. 2H2 + O2 t°→→t°2H2O
D. C6H12 + H2 Ni,t°−−→→Ni, t° C6H14
Đáp án: D
Câu 10: Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 Ni,t°−−→→Ni, t° CH3-CH=CH-CH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng tách
D. Không thuộc ba loại trên.
Đáp án: C
Câu 11: Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định.
B. Đa số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kém bền nhiệt so với hợp chất vô cơ.
C. Đa số hợp chất hữu cơ không tan hoặc rất ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hữu cơ xảy ra nhanh và theo nhiều hướng khác nhau.
Đáp án: D
Câu 12: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, theo một hướng xác định.
Đáp án: B
Câu 13: Cho phản ứng: CH≡≡CH + CH3COOH xt,t°−−→→xt, t°CH3COOCH=CH2
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng?
A. Cộng
B. Thế
C. Tách
D. Este hóa
Đáp án: A
Câu 14: Cho các phản ứng
a. (CH3)3C-Cl + OH- → (CH3)3C-OH + Cl-
b. C2H6 xt,t°−−→→xt, t°C2H4 + H2
c. C2H2 + HCl xt,t°−−→→xt, t°CH2=CHCl
d. CH3C≡≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3C≡≡CAg + NH4NO3
Trong các phản ứng trên, phản ứng thế là
A. b, c.
B. a, b.
C. a, d.
D. c, d.
Đáp án: C
Câu 15: Cho phản ứng 2CH3CH2OH xt,t°−−→→xt, t° CH3CH2OCH2CH3 + H2O
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng?
A. Cộng
B. Thế
C. Tách
D. Este hóa
Đáp án: B
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 20 gam kết tủa. Tỉ khối của X đối với hiđro là 30. Xác định công thức của phân tử X.
A. CH2O B. C2H4O2 C. C4H8O4 D. C3H8O.
Đáp án: B
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 6,73 lít CO2 (đktc) ; 1,12 lít N2 (đktc) và 6,3 gam H2O. biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất . Công thức phân tử của X là
A. C3H9N B. C3H7O2N C. C3H7ON D. C3H7O3N.
Đáp án: B
Câu 18: Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, N), thu được 0,88 gam CO2. Mặt khác , nếu phân tích 0,45 gam X đẻ toàn bộ N trong X chuyenr thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y. Trung hòa axit dư trong Y cần 70 ml dung dịch NaOH 1M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,009 gam. Công thức phân tử của X là
A. C2H8N2 B. CH6N2 C. C2H5N D. C2H7N.
Đáp án: D
Câu 19: Đốt cháy 100 ml hơi một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong 450 ml O2, thu được 650 ml hỗn hợp khí và hơi. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 350 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 50 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O2 B. C3H6O C. C4H8O D. C3H6O2.
Đáp án: B
Câu 20: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4Cl2 là
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4.
Đáp án: C
Câu 21: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H7N là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4.
Đáp án: B
Câu 22: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4O là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4.
Đáp án: C
Câu 23: Vitamin A có công thức phân tử là C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4.
Đáp án: C
Câu 24: Chất nào sau đây là hiđrocacbon ?
A. CH2O B. C2H5Br C. C6H6 D. CH3COOH.
Đáp án: C
Câu 25: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH4 B. C2H6 C. C6H6 D. C3H6Br.
Đáp án: D
Câu 26: Lycopen có công thức phân tử C40H56, là chất màu đỏ trong quả cà chua, có cấu tạo mạch hở, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Số kết đôi đó có trong phân tử licopen là
A. 13 B. 12 C. 14 D. 11.
Đáp án: A
Câu 27: Mentol (C10H20O ) và menton (C10H18O) cùng có trong tinh dầu bac hà ; phân tử đều có một vòng 6 cạnh, không có liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử mentol và menton lần lượt là
A. 0 và 1 B. 1 và 0 C. 1 và 2 D. 2 và 1.
Đáp án: A
Câu 28: Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích limonen cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau : %mC = 88,235% ; %mH = 11,765%. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí bằng 4.690. Công thức phân tử của limonen là
A. C10H16 B. C10H18 C. C10H16O D. C8H8O2.
Đáp án: A
Câu 29: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức của phân tử X là
A. C2H4O B. C5H12O C. C4H8O2 D. C3H4O3.
Đáp án: C
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ), thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 là 2. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O B. C5H12O C. C4H8O2 D. C3H4O3.
Đáp án: C
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.