Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

391

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

II. Lý thuyết Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

1. Dẫn xuất halogen

a. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH

Ví dụ:

CH3CH2Br + NaOH (loãng) toCH3CH2OH + NaBr

Phương trình hóa học chung:

R – X + NaOH to R -OH + NaX

b. Phản ứng tách hiđro halogenua

Ví dụ:     

 Lý thuyết Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)+ KOH to,C2H5OH CH2 = CH2 + KBr + H2O

Phản ứng tách hiđro halogenua tuân theo quy tắc tách Zai – xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen X ưu tiên tách ra cùng nguyên tử H ở cacbon bậc cao hơn bên cạnh tạo sản phẩm chính.

2. Ancol no, đơn chức

a. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol (phản ứng đặc trưng của ancol)

- Tính chất chung của ancol tác dụng với kim loại kiềm:

+ Với ancol đơn chức:

2ROH + 2Na → 2RONa + H2

+ Với ancol đa chức:

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2

- Tính chất đặc trưng của glixerol hòa tan Cu(OH)2

Ví dụ:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Không chỉ glixerol, các ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề cũng có tính chất này.

b. Phản ứng thế nhóm OH

- Phản ứng với axit vô cơ:

Ví dụ:

C2H5OH + HBr to C2H5Br + H2O

Các ancol khác cũng có phản ứng tương tự, phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm – OH.

- Phản ứng với ancol

Ví dụ:

2C2H5OH 140oC,H2SO4 C2H5OC2H5 + H2O

⇒ Công thức tính số ete tạo thành từ n ancol khác nhau là n(n+1)2

c. Phản ứng tách nước (phản ứng đehidrat hoá)

Tổng quát:

CnH2n + 1OH 170oC,H2SO4 CnH2n + H2O

d. Phản ứng oxi hoá

- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

CnH2n + 2O + 3n2 O2 to nCO2 + (n + 1)H2O

- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn bởi CuO, to

+ Các ancol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành anđehit. Ví dụ:

CH3CH2OH + CuO to CH3CHO (anđehit axetic) + Cu + H2O

+ Các ancol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành xeton. Ví dụ:

CH3- CH(OH) – CH3 + CuO to CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O

+ Trong điều kiện trên, ancol bậc III không phản ứng.

3. Phenol

a. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

- Tác dụng với kim loại kiềm:

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2

Tác dụng với bazơ:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

b. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen

- Phản ứng với dung dịch brom:

 (ảnh 1)

Phản ứng với dung dịch HNO3

 (ảnh 2)

II. Bài tập Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Bài 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Hầu hết các ancol đều nhẹ hơn nước

B. Ancol tan tốt trong nước do có nhóm OH tạo liên kết hiđro với phân tử nước

C. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn nhiệt độ sôi của ete, anđehit

D. Phenol tan tốt trong nước do cũng có nhóm OH trong phân tử.

Đáp án: D

Bài 2: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là

A. 5.

B. 3.

C. 4. 

D. 2.

Đáp án: C

Bài 3: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là

A. 4-etylpentan-2-ol.                               

B. 2-etylbutan-3-ol.        

C. 3-etylhexan-5-ol.                                            

D. 3-metylpentan-2-ol.

Đáp án: D

Bài 4Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic. Tên của hợp chất X là         

A. 1,2- đibrometan. 

B. 1,1- đibrometan.

C. etyl clorua.

D. A và B đúng.

Đáp án: B

Bài 5: X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là

A. 1,1,2,2-tetracloetan.

B. 1,2-đicloetan.

C. 1,1-đicloetan. 

D. 1,1,1-tricloetan.

Đáp án: B

Bài 6: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?

A. R(OH)n.

B. CnH2n + 2O. 

C. CnH2nOx.

D. CnH2n + 2 – x (OH)x.

Đáp án: D

Bài 7: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)

A. CnH2n + 1OH.

B. ROH. 

C. CnH2n + 2O. 

D. CnH2n + 1CH2OH.

Đáp án: D

Bài 8: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là

A. C2H5O.

B. C4H10O2

C. C4H10O.

D. C6H15O3.

Đáp án: B

Bài 9: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Công thức của ancol là

A. C6H5CH2OH.

B. CH3OH.

C. C2H5OH.

D. CH2=CHCH2OH.

Đáp án: C

Câu 10: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. Công thức của ancol là

A. C3H7OH.

B. CH3OH. 

C. C6H5CH2OH.

D. CH2=CHCH2OH.

Đáp án: B

Bài 11: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc II, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: B

Bài 12: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A. C3H5OH và C4H7OH.

B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H7OH và C4H9OH.                          

D. CH3OH và C2H5OH.

Đáp án: B

Bài 13: Cho m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2atm. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (H = 100%). Tên gọi của hai ancol trong X là:

A. Etanol và propan-1-ol.                                 

B. Propan-1-ol và butan-1-ol.

C. Metanol và etanol.                                        

D. Pentan-1-ol và butan-1-ol.

Đáp án: A

Bài 14: Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 8,4 gam hỗn hợp anđehit, ancol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là

A. 60%.

B. 75%. 

C. 80%.

D. 53,33%.

Đáp án: C

Bài 15: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là

A. 3. 

B. 6. 

C. 4. 

D. 5.

Đáp án: D

Bài 16: Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,05M được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Công thức cấu tạo của 2 anken là

A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.                    

B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.

C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3.          

D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2.

Đáp án: A

Bài 17: Đun hỗn hợp gồm 1 mol C2H5OH và 2 mol C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC (hiệu suất phản ứng tạo ete là 80%) thu được m gam 3 ete. Giá trị của m là:

A. 111,2 gam               

B. 132,8 gam                    

C. 139 gam    

D. 89,6 gam

Đáp án: A

Bài 18: Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (H = 100%). Công thức của 2 rượu là:

A. C3H7OH và C4H9OH.                                   

B. CH3OH và C2H5OH.            

C. C2H5OH và C3H7OH.                                   

D. CH3OH và C3H7OH.

Đáp án: C

Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Nếu cho lượng X ở trên tách nước tạo ete (H=100%) thì số gam ete thu được là:

A. 3,2.

B.1,4.

C. 2,3.

D. 2,4

Đáp án: C

Bài 20: Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 4 : 5. CTPT của X là

A. C4H10O. 

B. C3H6O. 

C. C5H12O.

D. C2H6O.

Đáp án: A

Bài 21: Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch  hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Axit sunfuric đặc nóng đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.       

B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6 – trinitrophenol.

C. Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.

D. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.

Đáp án: D

Bài 22: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HOC6H4COOCH3

B. CH3C6H3(OH)2

C. C6H5COOH     

D. HOCH2C6H4OH

Đáp án: D

Bài 23: Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng hết với brom dư thì số mol brom tham gia phản ứng là:

A. 1 mol

B. 0,1 mol 

C. 3 mol     

D. 0,3 mol

Đáp án: D

Bài 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:

A. 21

B. 14 

C. 7  

D. 12

Đáp án: B

Bài 25: Từ 1,2 kg cumen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%.

A. 752 gam 

B. 940 gam 

C. 1175 gam         

D. 725 gam

Đáp án: A

Bài 26: Cho 0,4 lít dung dịch  phenol 0,1M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 5,024

B. 5,744

C. 4,64

D. 5,28

Đáp án: A

Bài 27: Cho 9,4 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 84 gam dung dịch  HNO3 60% và 116 gam dung dịch  H2SO4 98%. Khối lượng axit picric thu được và nồng độ phần trăm của HNO3 dư lần lượt là

A. 23,2 gam và 15,05 % 

B. 22,9 gam và 16,89% 

C. 23,2 gam và 16,89%            

D.  22,9 gam và 15,05%

Đáp án: B

Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hợp chất hữu cơ X (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) sản phẩm thu được lần lượt cho qua 1 bình đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch  Ca(OH)2 dư sau phản ứng thấy bình 1 tăng 3,6 gam, bình 2 tạo thành 35 gam kết tủa. X tác dụng được với Na sinh ra H2 và MX < 120. Biết X có vòng thơm. Số công thức cấu tạo của X là: 

A. 4 

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: A

Bài 29: Để diều chế axit picric (2,4,6 – trinitrophenol) người ta đi từ 4,7 gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

A. 0,225 mol và 11,45 gam

B. 0,225 mol và 13,85 gam

C. 0,2 mol 11,45 gam

D. 0,15 mol và 9,16 gam

Đáp án: A

Bài 30: Một dung dịch  chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch  trên tác dụng với nước brom dư thu được 3,59 hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là

A. C7H8O

B. C9H12O

C. C8H10O 

D. C10H14O

Đáp án: C

Đánh giá

0

0 đánh giá