SBT Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9

499

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 10, 11 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bài tập 1 trang 10 SBT Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý sai.

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở

 

A. vùng đồng bằng, ven biển.

 

B. các thành phố lớn.

 

C. miền núi và cao nguyên.

Phương pháp giải:

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các thành phố lớn; thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên do địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sinh sống và phát triển kinh tế.

Trả Lời : C. miền núi và cao nguyên.

Bài tập 2 trang 10 SBT Địa lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

SBT Địa lí 9 Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

a) So sánh sự phân bố dân cư giữa các vùng.

b) Nhận xét sự thay đổi mật độ dân số giữa các vùng

Phương pháp giải: Nhận xét, so sánh bảng số liệu

Trả Lời:

a) So sánh sự phân bố dân cư giữa các vùng:

Mật độ dân số khác nhau giữa các vùng:

- Những vùng có mật độ dân số cao: Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước (1304 người/km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ (669 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (432 người/ km2), Duyên hải Nam Trung Bộ,…

- Những vùng có mật độ dân số thấp: thấp nhất là Tây Nguyên (101 người/km2), tiếp đến là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (127 người/km2), Bắc Trung Bộ,…

b) Nhận xét sự thay đổi mật độ dân số giữa các vùng

- Từ năm 1979 - 2014 mật độ dân số của tất cả các vùng đều có xu hướng tăng nhanh.

- Cả nước tăng từ 195 người/km2 (1989) lên 274 người/km2 (2014), tức là tăng thêm 79 người/km2 trong vòng 25 năm.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số tăng chậm nhất (23 người/km2), tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ (35 người/km2),…

- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng tăng nhanh nhất, còn tăng gấp đôi. Nguyên nhân do vùng mới khai thác thu hút nguồn lao động lớn (Tây Nguyên), vùng có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất, tập trung nhiều khu công nghiệp (Đông Nam Bộ).

Bài tập 3 trang 11 SBT Địa lí 9: Điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:

SBT Địa lí 9 Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

Phương pháp giải: SGK/12, địa lí 9.

Trả Lời:SBT Địa lí 9 Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

Bài tập 4 trang 11 SBT Địa lí 9: Cho bảng số liệu sau

SBT Địa lí 9 Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)

a) Dựa vào bảng số liệu, vẽ tiếp vào biểu đồ dưới đây một đường biểu diễn tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.

b) Nhận xét về sự tăng dân số và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.

Phương pháp giải:

Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ.

Trả Lời:

a) Biểu đồSBT Địa lí 9 Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 5)

 b) Nhận xét:

- Dân số và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1985-2014 đều tăng.

- Dân số thành thị tăng liên tục và tăng từ 11360 nghìn người (1985) lên 30035,4 nghìn người (2014), tăng thêm 18675,4 nghìn người (nghĩa là tăng gấp hơn 2 lần).

- Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục và tăng từ 19% (1985) lên 33,1% (2014), tăng thêm 14,1%.

Đánh giá

0

0 đánh giá