SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9

538

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 12,13, 14 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bài tập 1 trang 12 SBT Địa lí 9:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

Phương pháp giải: Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ.

Trả Lời:

Nhận xét về nguồn lao động nước ta:

- Về số lượng: nguồn lao động nước ta đông và dồi dào. Tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2014, từ 38,5 triệu người lên 53,7 triệu người. Năm 2014 tỉ lệ lao động chiếm 59% trong tổng số dân.

- Về phân bố: Lao động nước ta chủ yếu sống ở nông thôn chiếm 69,3% (2014), trong khi đó thành thị chỉ chiếm 30,7% cùng năm.

- Về chất lượng: Chất lượng lao động cuả nước ta còn nhiều hạn chế, năm 2014 tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chỉ chiếm 18,6% trong tổng số lao động. 

Bài tập 2 trang 13 SBT Địa lí 9:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

Phương pháp giải: SGK/15, địa lí 9.

Trả Lời:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

Bài tập 3 trang 13 SBT Địa lí 9:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)

 a) Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta.

- Sử dụng lao động nhất là khu vực: …

- Sử dụng ít lao động nhất là khu vực: …

b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta.

- Khu vực có tỉ trọng lao động giảm: …

- Khu vực có tỉ trọng lao động tăng: …

c) Sự thay đổi vậy là chiều hướng (Đánh dấu X vào ý đúng).

A. Tích cực.        B. Không tích cực.

Phương pháp giải: Nhận xét biểu đồ.

Trả Lời:

a) Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta.

- Sử dụng lao động nhất là khu vực: Nông – lâm – ngư nghiệp (46,3% - 2014).

- Sử dụng ít lao động nhất là khu vực: Công nghiệp – xây dựng (21,3% - 2014).

b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta.

- Khu vực có tỉ trọng lao động giảm: Nông – lâm – ngư nghiệp, giảm từ 57,3% (2005) xuống còn 46,3% (2014), tức là giảm đi 11%.

- Khu vực có tỉ trọng lao động tăng: Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong đó, dịch vụ tăng từ 24,5% (2005) lên 32,4% (2014) – tăng 7,9%. Còn ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 18,2% (2005) lên 21,3% (2015) – tăng 3,1%.

c) Sự thay đổi cơ cấu lao động theo chiều hướng, giảm tỉ trọng khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II, III là theo chiều hướng tích cực phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Chọn: A.

Bài tập 4 trang 14 SBT Địa lí 9: Đánh dấu X vào ý đúng

Tình trạng thiếu việc làm là đặc trưng ở vùng nào của nước ta?

 

A. Thành thị.

 

B. Nông thôn.

 

C. Cả hai vùng.

Phương pháp giải: SGK/16, địa lí 9.

Trả Lời:

Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ờ nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Còn ở khu vực thành thị thì ti lệ thất nghiệp trong cả nước tương đối cao, khoảng 6%.

Chọn: B.

 

A. Thành thị.

x

B. Nông thôn.

 

C. Cả hai vùng.

Bài tập 5 trang 14 SBT Địa lí 9:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 5)

Phương pháp giải: SGK/17, địa lí 9.

Trả lời:SBT Địa lí 9 Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 6)

Bài tập 6 trang 14 SBT Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng

Ý nào dưới đây không biểu hiện được chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng lên?

 

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ được nâng lên.

 

B. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng.

 

C. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực.

 

D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Phương pháp giải: SGK/16-17, địa lí 9.

Trả Lời:

Trong thời gian qua, đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện (vể thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội,...). Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là ti lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999). Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

Chọn: C.

 

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ được nâng lên.

 

B. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng.

x

C. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực.

 

D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá