Với giải Vận dụng trang 29 Toán lớp 7 SGK Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 25: Đa thức một biến giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 7 Vận dụng trang 29 Toán lớp 7 SGK Tập 2
Vận dụng trang 29 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Trở lại bài toán mở đầu, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức H(x) = -5x2 + 15x
b) Tại sao x = 0 là một nghiệm của đa thức H(x)? Kết quả đó nói lên điều gì?
c) Tính giá trị của H(x) khi x =1; x = 2 và x = 3 để tìm nghiệm khác 0 của H(x). Nghiệm ấy có ý nghĩa gì? Từ đó hãy trả lời câu hỏi của bài toán.
Phương pháp giải:
a) + Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất
+ Hệ số cao nhất là hệ số của hạng tử có bậc cao nhất
+ Hệ số tự do là hệ số của hạng tử bậc 0.
b) Đa thức có hệ số tự do bằng 0 thì có nghiệm x = 0
c) Nghiệm của đa thức là giá trị của biến làm cho đa thức có giá trị bằng 0
Lời giải:
a) + Bậc của đa thức là: 2
+ Hệ số cao nhất là: -5
+ Hệ số tự do là: 0
b) Vì đa thức có hệ số tự do bằng 0 nên có nghiệm x = 0
Điều này nói lên: Tại thời điểm bắt đầu ném thì vật ở mặt đất.
c) H(1) = -5.12 + 15.1 = -5 + 15 = 10
H(2) = -5.22 + 15.2 = -20 + 30 = 10
H(3) = -5.32 + 15.3 = -45 + 45 = 0
Vì H(3) = 0 nên x = 3 là nghiệm của H(x)
Nghiệm này có ý nghĩa: Tại thời điểm sau khi ném vật 3 giây thì vật trở lại mặt đất.
Vậy sau 3 giây kể từ khi được ném lên, vật sẽ rơi trở lại mặt đất.
Xem thêm các bài giải Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 25 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Cho biết hệ số và bậc của mỗi đơn thức sau:
Câu hỏi 2 trang 26 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Khi nhân một đơn thức bậc 3 với một đơn thức bậc 2, ta được đơn thức bậc mấy?
Luyện tập 1 trang 26 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Tính:
Câu hỏi 3 trang 26 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Mỗi số thực có phải một đa thức không? Tại sao?
Luyện tập 2 trang 26 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Hãy liệt kê các hạng tử của đa thức
Luyện tập 3 trang 27 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Thu gọn đa thức:
Luyện tập 4 trang 27 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Thu gọn ( nếu cần) và sắp xếp mỗi đa thức sau theo lũy thừa giảm dần của biến:
Hoạt động 1 trang 28 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Xét đa thức . Đó là một đa thức thu gọn. Hãy quan sát các hạng tử (các đơn thức) của đa thức P và trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động 2 trang 28 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Xét đa thức . Đó là một đa thức thu gọn. Hãy quan sát các hạng tử ( các đơn thức) của đa thức P và trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động 3 trang 28 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Xét đa thức . Đó là một đa thức thu gọn. Hãy quan sát các hạng tử ( các đơn thức) của đa thức P và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 4 trang 28 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Một số khác 0 cũng là một đa thức. Vậy bậc của nó bằng bao nhiêu?
Hoạt động 5 trang 29 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Với giá trị nào của c thì G(x) có giá trị bằng 0?
Bài 7.5 trang 30 Toán lớp 7 SGK Tập 2: a, Tính . Tìm hệ số và bậc của đơn thức nhận được.
Bài 7.6 trang 30 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Cho hai đa thức:
Bài 7.7 trang 30 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Cho hai đa thức:
Bài 7.9 trang 30 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Viết đa thức F(x) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.