Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b

531

Với giải Bài tập 1 trang 94 Toán 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b

Bài tập 1 trang 94 Toán lớp 7:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 1)

b) Tìm các cặp góc kề bù (khác góc bẹt) ở Hình 19.

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 2)

c) Tìm hai góc đối đỉnh (khác góc bẹt và góc không) trong mỗi hình 20a, 20b, 20c, 20d:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 3)

Lời giải:

a) Xét hình 18a:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 4)

Hai góc iAj và jAk có chung đỉnh A, chung cạnh Aj và hai cạnh Ai và Ak nằm về hai phía của tia Aj.

Do đó, hai góc iAj và jAk kề nhau.

Xét hình 18b:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 5)

- Hai góc hBg và gBf có chung đỉnh B, chung cạnh Bg và hai cạnh Bh và Bf nằm về hai phía của tia Bg.

Do đó, hai góc hBg và gBf kề nhau.

- Hai góc gBf và eBf có chung đỉnh B, chung cạnh Bf và hai cạnh Bg và Be nằm về hai phía của tia Bf.

Do đó, hai góc gBf và eBf kề nhau.

- Hai góc hBg và gBe có chung đỉnh B, chung cạnh Bg và hai cạnh Bh và Be nằm về hai phía của tia Bg.

Do đó, hai góc hBg và gBe kề nhau.

- Hai góc eBf và hBf có chung đỉnh B, chung cạnh Bf và hai cạnh Be và Bh nằm về hai phía của tia Bf.

Do đó, hai góc eBf và hBf kề nhau.

Vậy trong hình 18a: hai góc iAj và jAk kề nhau;

Trong hình 18b: hai góc hBg và gBf kề nhau; hai góc gBf và eBf kề nhau; hai góc hBg và gBe kề nhau; hai góc eBf và hBf kề nhau.

b) Xét Hình 19:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 6)

- Góc xOy và góc yOu là hai góc kề nhau và xOy^ + yOu^ = xOu^ = 1800.

Nên hai góc xOy và yOu là hai góc kề bù.

- Góc xOz và góc zOu là hai góc kề nhau và xOz^ + zOu^ = xOu^ = 1800.

Nên hai góc xOz và zOu là hai góc kề bù.

- Góc xOt và góc tOu là hai góc kề nhau và xOt^ + tOu^ = xOu^ = 1800.

Nên hai góc xOt và tOu là hai góc kề bù.

Vậy tìm hai góc kề bù trong Hình 19 là góc xOy và góc yOu, góc xOz và góc zOu, góc xOt và góc tOu.

c) Xét hình 20a: 

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 7)

Ta thấy: Hai góc mHn và pKq có số đo bằng nhau (đều bằng 90°) nhưng hai góc này không chung đỉnh, mỗi cạnh của góc mHn không phải là tia đối của một cạnh của góc pKq.

Do đó trên hình 20a không có cặp góc đối đỉnh.

- Xét Hình 20b: 

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 8)

Ta thấy: Tia Iz' là tia đối của tia Iz nhưng tia Iv không phải là tia đối của tia Iu.

Cạnh Iz của góc zIu và cạnh Iz’ của góc z’Iv đối nhau nhưng cạnh Iu của góc zIu và cạnh Iv của góc z’Iv không đối nhau.

Do đó, góc zIu và z’Iv không đối đỉnh.

- Xét Hình 20c:

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 9)

Ta thấy: Tia Ox' là tia đối của tia Ox, tia Oy' là tia đối của tia Oy.

+ Cạnh Ox của góc xOy và cạnh Ox’ của góc x’Oy’ đối nhau và cạnh Oy của góc xOy và cạnh Oy’ của góc x’Oy’ đối nhau.

Nên hai góc xOy và góc x’Oy’ đối đỉnh.

+ Cạnh Ox của góc xOy’ và cạnh Ox’ của góc x’Oy đối nhau và cạnh Oy’ của góc xOy’ và cạnh Oy của góc x’Oy đối nhau.

Nên hai góc xOy’ và góc x’Oy đối đỉnh.

Do đó trên hình 20c có hai cặp góc đối đỉnh: góc xOy và góc x’Oy’; góc xOy’ và góc x’Oy.

- Xét Hình 20d: 

a) Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b (ảnh 10)

Ta thấy: Trên hình 20d không có hai tia nào là tia đối của nhau nên không tạo thành hai góc đối đỉnh.

Do đó hình 20d không có cặp góc đối đỉnh.

Vậy các cặp góc đối đỉnh trong Hình 20c: góc xOy và góc x’Oy’; góc xOy’ và góc x’Oy.

Các Hình 20a, 20b và 20d không có cặp góc đối đỉnh.

Xem thêm các bài giải Toán 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 90 Toán lớp 7: Trên mặt đồng hồ ở Hình 1, quan sát hai góc; góc tạo bởi kim giờ và kim phút; góc tạo bởi kim phút và kim giây...

Hoạt động 1 trang 90 Toán lớp 7: Cho đường thẳng xy. Từ một điểm O trên đường thẳng xy ta vẽ hai tia Oz, Ot như Hình 2...

Hoạt động 2 trang 90 Toán lớp 7: Quan sát hai góc xOy và zOy ở Hình 3. Hai góc xOy và zOy có đỉnh O chung và cạnh Oy chung.....

Luyện tập 1 trang 91 Toán lớp 7: Ở Hình 6, hai góc xOy và mOn có phải là hai góc kề nhau hay không? Vì sao? ....

Luyện tập 2 trang 92 Toán lớp 7: Ở Hình 9, hai góc mOn và pOn có là hai góc kề nhau hay không? Tính số đo của góc mOp...

Hoạt động 3 trang 92 Toán lớp 7: Tìm tổng số đo của góc 110° và góc 70°. ....

Hoạt động 4 trang 92 Toán lớp 7: Quan sát hai góc xOt và yOt ở Hình 10, trong đó Ox và Oy là hai tia đối nhau. Hai góc xOt và yOt có kề nhau hay không?....

Luyện tập 3 trang 93 Toán lớp 7: Tính góc xOt trong Hình 12...

Hoạt động 5 trang 93 Toán lớp 7: Quan sát hai góc xOz và yOt ở Hình 13, trong đó Ox và Oy là hai tia đối nhau, Oz và Ot cũng là hai tia đối nhau và cho biết: Cạnh Ox của góc xOz là hai tia đối của cạnh nào của góc yOt.....

Hoạt động 6 trang 94 Toán lớp 7: Quan sát Hình 15 và giải thích vì sao: Hai góc xOy và yOz là hai góc kề bù....

Luyện tập 4 trang 94 Toán lớp 7: Tìm số đo x trong Hình 17.....

Bài tập 2 trang 95 Toán lớp 7: Quan sát Hình 21 và chỉ ra: Hai góc kề nhau....

Bài tập 3 trang 95 Toán lớp 7: Tìm số đo: Góc mOp trong Hình 22a....

Bài tập 4 trang 95 Toán lớp 7: Hình 23 là một mẫu cửa có vòm tròn của một ngôi nhà. Nếu coi mỗi thanh chắn vòm cửa đó như một cạnh của góc thì các thanh chắn đó (ba thanh màu xanh trên hình) ....

Đánh giá

0

0 đánh giá