Toán 7 Kết nối tri thức: Luyện tập chung

613

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 trang 74 Luyện tập chung sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Giải SGK Toán 7 Kết nối tri thức: Luyện tập chung

Bài tập

Bài 4.16 trang 74 SGK Toán 7 tập 1: Cho hai tam giác ABC và DEF thoả mãn AB=DE,AC=DF,BAC^=EDF^=60,BC=6cm,ABC^=45. Tính độ dài cạnh EF và số đo các góc ACB, DEF, EFD.

Phương pháp giải

Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc - cạnh

Từ đó suy ra các cặp cạnh và các cặp góc tương ứng bằng nhau

Lời giải 

Xét hai tam giác ABC và DEF có:

AB=DEAC=DFBAC^=EDF^=60

ΔABC=ΔDEF(c.g.c)

Do đó:

EF=BC=6cm

DEF^=ABC^=45o

BAC^+ABC^+ACB^=180o60o+45o+ACB^=180oACB^=75o

EFD^=ACB^=75o

Bài 4.17 trang 74 SGK Toán 7 tập 1: Cho hai tam giác ABC và DEF thoả mãn AB=DEABC^=DEF^=70,BAC^=EDF^=60,AC=6cm.

Tính độ dài cạnh DF.

Phương pháp giải

Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

Lời giải 

Xét hai tam giác ABC và DEF có:

ABC^=DEF^(=70)AB=DEBAC^=EDF^(=60)

ΔABC=ΔDEF(g.c.g)

DF=AC (2 cạnh tương ứng)

Mà AC = 6 cm

DF=6cm

Bài 4.18 trang 74 SGK Toán 7 tập 1: Cho Hình 4.44, biết EC=ED và AEC^=AED^. Chứng minh rằng:

a)ΔAEC=ΔAED;b)ΔABC=ΔABD.

Phương pháp giải 

Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc - cạnh.

Lời giải 

a)Xét hai tam giác AEC và AED có

EC=ED

CEA^=DEA^

AE chung

ΔAEC=ΔAED(c.g.c)

b)

Do ΔAEC=ΔAED nên CAE^=DAE^ ( 2 góc tương ứng) và AC=AD ( 2 cạnh tương ứng).

Xét ΔABC và ΔABD có:

AB chung

CAE^=DAE^

AC=AD

ΔABC=ΔABD(c.g.c)

Bài 4.19 trang 74 SGK Toán 7 tập 1: Cho tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Lấy các điểm A,B,C lần lượt thuộc các tia Ox, Oy, Oz sao cho CAO^=CBO^.

a) Chứng minh rằng ΔOAC=ΔOBC.

b) Lấy điểm M trên tia đối của tia CO. Chứng minh rằng ΔMAC=ΔMBC.

Phương pháp giải 

a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

b) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc - cạnh.

Lời giải 

a)

Xét ΔOAC và ΔOBC có:

AOC^=AOB^(Oz là phân giác góc xOy)

OC chung

CAO^=CBO^.

ΔOAC=ΔOBC(g.c.g)

b) Do ΔOAC=ΔOBC nên AC=BC ( 2 cạnh tương ứng)

Vì ACO^ và ACM^ kề bù

    BCO^ và BCM^ kề bù

Mà ACO^=BCO^ nên ACM^=BCM^

Xét ΔMAC và ΔMBC có:

AC=BC

ACM^=BCM^

CM chung

ΔMAC=ΔMBC(c.g.c)

Đánh giá

0

0 đánh giá