SBT Hóa học 10 trang 31 | Kết nối tri thức

428

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 31 trong Bài 11: Liên kết ion Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 trang 30.

SBT Hóa học 10 trang 31

Bài 11.8 trang 31 SBT Hóa học 10: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                           

B. HCl, H2S, NaCl, N2O.

C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.             

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của liên kết trong hợp chất ion: Thường được tạo thành giữa kim loại điển hình với phi kim điển hình

Lời giải:

- Đáp án: C

Bài 11.9 trang 31 SBT Hóa học 10: Cho các ion sau: K+; Be2+; Cr3+; F-; Se2- ;N3-. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành mỗi ion trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Để tạo thành ion dương => Nguyên tử cần nhường electron

- Để tạo thành ion âm => Nguyên tử cần nhận electron

Lời giải:

1. K " K+ + 1e                                               2. Be " Be2+ + 2e

3. Cr " Cr3+ + 3e                                            4. F + 1e " F-

 

5. Se + 2e " Se2-                                            6. N + 3e " N3-

Bài 11.10 trang 31 SBT Hóa học 10: Cho các ion sau: 20Ca2+; 13Al3+; 9F-; 16S2-; 7N3-.

a) Viết cấu hình electron của mỗi ion.

b) Mỗi cấu hình đã viết giống với cấu hình electron của nguyên tử nào?

Phương pháp giải:

- Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử

- Bước 2: Viết cấu hình electron của ion

- Bước 3: Xác định cấu hình electron của ion giống với cấu hình electron của nguyên tử nào

Lời giải:

- Cấu hình electron của nguyên tử Ca là: 1s22s22p63s23p64s2

-> Cấu hình electron của ion 20Ca2+ là: 1s22s22p63s23p6

-> Tương tự cấu hình electron của Ar

-> Cấu hình electron của nguyên tử Al là: 1s22s22p63s23p1

-> Cấu hình electron của ion 13Al3+ là: 1s22s22p6

-> Tương tự cấu hình electron của Ne

- Cấu hình electron của nguyên tử F là: 1s22s22p5

-> Cấu hình electron của ion 9F- là: 1s22s22p6

-> Tương tự cấu hình electron của Ne

- Cấu hình electron của nguyên tử S là: 1s22s22p63s23p4

-> Cấu hình electron của ion 16S2- là: 1s22s22p63s23p6

-> Tương tự cấu hình electron của Ar

- Cấu hình electron của nguyên tử N là: 1s22s22p3

-> Cấu hình electron của ion 7N3- là: 1s22s22p6

-> Tương tự cấu hình electron của Ne

Bài 11.11 trang 31 SBT Hóa học 10: Vì sao các hợp chất ion thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc mạng tinh thể của hợp chất ion để giải thích

Lời giải:

- Các hợp chất ion thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng vì hợp chất ion có cấu trúc mạng tinh thể ion. Lực hút tĩnh điện mạnh giữa các phần tử mạng với nhau làm cho khoảng cách giữa các phân tử ngắn lại và tồn tại ở dạng chất rắn

Bài 11.12 trang 31 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau K2O, H2O, H2S, SO2, NaCl, K2S, CaF2, HCl. Trong phân tử chất nào có liên kết ion?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của liên kết trong hợp chất ion: Thường được tạo thành giữa kim loại điển hình với phi kim điển hình

Lời giải:

- Những phân tử có liên kết ion là: K2O, NaCl, K2S, CaF2

Bài 11.13 trang 31 SBT Hóa học 10: Kể ra những hợp chất ion tạo thành từ các ion sau F-, K+, O2-, Ca2+.

Phương pháp giải:

Kết hợp các ion sao cho thỏa mãn tổng điện tích của phân tử = 0

Lời giải:

- Những phân tử có liên kết ion là: K2O, KF, CaO2, CaF2

Bài 11.14 trang 31 SBT Hóa học 10: Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây:

a) magnesium fluoride (MgF2);                     

b) potassium fluoride (KF);

c) sodium oxide (Na2O);                                

d) calcium oxide (CaO).

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Lời giải:

a) magnesium fluoride (MgF2);                     

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Mg có Z = 12

-> Cấu hình electron của Mg là 1s22s22p63s2

-> Nguyên tử Mg có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố F có Z = 9

-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5

-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng

            Khi cho magnesium phản ứng với fluorine:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

Mg -> Mg2+ + 2e

2x (F2 + 2.1e -> 2F-)

            Vì nguyên tử Mg cần nhường 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử F để nhận 1.2 = 2 electron

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Mg2+ + 2F- -> MgF2

-> Như vậy ta có phương trình: Mg + F2 -> MgF2

b) potassium fluoride (KF);

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố K có Z = 19

-> Cấu hình electron của K là 1s22s22p63s23p64s1

-> Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố F có Z = 9

-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5

-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng

            Khi cho potassium phản ứng với fluorine:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

K -> K+ + 1e

F + 1e -> 2F-

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

K+ + F-  -> KF

-> Như vậy ta có phương trình: 2K + F2 -> 2KF

c) sodium oxide (Na2O);        

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Na có Z = 11

-> Cấu hình electron của Na là 1s22s22p63s1

-> Nguyên tử Na có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố O có Z = 8

-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4

-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

            Khi cho sodium phản ứng với oxygen:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

2x (Na -> Na+ + 1e)

O + 2e -> O2-

            Vì nguyên tử O cần nhận 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử Na để nhường 1.2 = 2 electron

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

2Na+ + O2- -> Na2O

-> Như vậy ta có phương trình: 4Na + O2 -> 2Na2O

d) calcium oxide (CaO)

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Ca có Z = 20

-> Cấu hình electron của Ca là 1s22s22p63s23p64s2

-> Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố O có Z = 8

-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4

-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

            Khi cho calcium phản ứng với oxygen:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

Ca -> Ca2+ + 2e

O + 2e -> O2-

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Ca2+ + O2- -> CaO

-> Như vậy ta có phương trình: 2Ca + O2 -> 2CaO

Bài 11.15 trang 31 SBT Hóa học 10: Anion X- có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 3p6.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Cho biết X là nguyên tố kim loại hay phi kim.

b) Giải thích bản chất liên kết giữa X với barium.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Để tạo thành ion dương -> Nguyên tử cần nhường electron

- Để tạo thành ion âm -> Nguyên tử cần nhận electron

- Dự đoán tính kim loại/ phi kim dựa vào số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm A (bao gồm các nguyên tố s và p)

+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử của nguyên tố kim loại (trừ H, B, He)

+ Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của các nguyên tố phi kim

+ Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim

+ Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (trừ He có 2 electron lớp ngoài cùng)

Lời giải:

a) Anion X- có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 3p6

-> Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p5

-> X là Chlorine (ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA) -> X là nguyên tố phi kim điển hình

b) Barium là nguyên tố kim loại điển hình. Chlorine là nguyên tố phi kim điển hình

-> Bản chất liên kết giữa nguyên tử barium và nguyên tử chlorine là liên kết ion

Bài 11.16 trang 31 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X tích luỹ trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Nguyên tố Z được dùng chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng. Nguyên tử X chỉ có 7 electron trên phân lớp s; còn nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên phân lớp p.

a) Viết công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Z.

b) Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không? Vì sao?

c) Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì?

Lời giải:

a) - Nguyên tử X chỉ có 7 electron trên phân lớp s

-> Cấu hình electron của nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p64s1

-> X là potassium

- Nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên phân lớp p

-> Cấu hình electron của nguyên tử Z là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5

-> Z là bromine

-> Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Z là KBr

b) KBr là hợp chất ion -> KBr có tính dẫn điện khi bị nóng chảy hoặc hòa tan trong nước

c) Trong thực tế, KBr được sử dụng với các mục đích:

- Thuốc chống co giật và an thần

- Muối ion điển hình, khi tan trong nước tạo dung dịch có pH = 7 và là chất phân cực

 

Xem thêm lời giải vở bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Hóa học 10 trang 30...

Đánh giá

0

0 đánh giá