Tìm hiểu qua sách báo và internet cách người cổ đại quan niệm về hiện tượng nhật thực và phản ứng của họ với hiện tượng này (Hình 6.2).

611

Với giải Câu hỏi 1 trang 47 Chuyên đề Vật lí 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn

Câu hỏi 1 trang 47 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu qua sách báo và internet cách người cổ đại quan niệm về hiện tượng nhật thực và phản ứng của họ với hiện tượng này (Hình 6.2).

 (ảnh 1)

Lời giải:

Cách người cổ đại quan niệm về hiện tượng nhật thực và phản ứng của họ với hiện tượng này.

Cách đây hàng nghìn năm, con người có thể không cho rằng nhật thực là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí coi chúng là dấu hiệu ngày tận thế sắp đến, là một điềm xấu báo hiệu sự bắt đầu của thời kỳ thiên tai.

Người Vikings

Người Vikings tin rằng Ragnarok (thời điểm tận thế) xuất phát từ việc hai con sói là Skoll và Hati muốn ăn Mặt Trăng và Mặt Trời. Skoll đuổi theo Mặt Trời trong khi Hati săn đuổi Mặt Trăng. Khi một trong hai thiên thể nằm trong tay chúng, nhật thực sẽ diễn ra. Trên Trái Đất, con người phải giải cứu Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bằng cách tạo ra tiếng ồn để xua đuổi những con sói.

Ai Cập cổ đại

Dù việc thờ Mặt Trời rất phổ biến ở Ai Cập cổ đại, ít người biết đến niềm tin của họ xung quanh các hiện tượng che khuất, khi hầu như không thấy việc đề cập đến nhật thực.

Vì Mặt Trời có vai trò nổi bật trong xã hội lúc bấy giờ, nhiều chuyên gia cho rằng nhật thực là hiện tượng rất đáng sợ. Theo một giả thiết, người Ai Cập cổ đại rất sợ hãi điều đó và coi là điềm báo.

Nền văn minh Maya

Năm 2013, các nhà nghiên cứu phát hiện bằng chứng cho thấy người Maya có thể từng dự đoán nhật thực một cách chính xác.

Lịch thiên văn từ thế kỷ 11 hoặc 12 dự báo hiện tượng che khuất sẽ diễn ra ngày 11/7/1991. Nhật thực được gọi là chi' ibal kin, hay "ăn Mặt Trời". Tuy nhiên, những gì họ tin hay hiểu về nhật thực đến nay vẫn chưa rõ ràng. Những năm 1600, các bản viết của họ đã bị phá hủy.

Thần thoại Ấn Độ

Trong thần thoại, con rắn Rahu (hoặc Kala Rau) bị thần Vishnu chặt đầu vì uống rượu của các vị thần. Rahu muốn uống rượu thiêng để bất tử và đóng giả thành một người phụ nữ để thực hiện kế hoạch này. Sau khi bị chặt đầu, nó bay lên bầu trời, nuốt Mặt Trời, hút ánh sáng và là nguyên nhân làm xuất hiện nhật thực.

Hy Lạp cổ đại

Năm 2008, các nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng nhật thực toàn phần có thể từng được đề cập trong sử thi Odyssey: "Mặt Trời biến mất khỏi thiên đàng và một màn sương ma quỷ bắt đầu phủ khắp thế giới". Người Hy Lạp cổ đại tin rằng nhật thực toàn phần là một điềm xấu, là dấu hiệu cho thấy các vị thần nổi giận và thời kỳ thiên tai, hủy diệt sắp bắt đầu.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, nhật thực cũng là một điềm xấu. Đối với người Trung Quốc cổ đại, hiện tượng này xuất hiện khi một con rồng ăn Mặt Trời. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, họ sẽ hát, đánh trống, sử dụng pháo hoặc thuốc súng để xua đuổi rồng.

Dự đoán nhật thực là nhiệm vụ của các nhà chiêm tinh. Theo sử sách, năm 2134 trước Công nguyên, hai nhà chiêm tinh học đã bị chặt đầu vì không hoàn thành trọng trách.

Đánh giá

0

0 đánh giá