Soạn bài Ngữ văn 7 Kết nối tri thức: Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

792

Tài liệu soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Sau khi đọc

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận

Trả lời:

Đường núi là một bài thơ ngắn, cô đọng nhưng lại mang cả một tình yêu mênh mông của Nguyễn Đình Thi vào trong bức tranh ấy. Đó là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn đủ thể hiện tình yêu giản dị của tác giả dành cho thiên nhiên, đất nước. Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị kia.

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 2: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải ngẫm nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài bình thơ của Vũ Quần Phương

Trả lời:

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 3: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn bình thơ của Vũ Quần Phương để tìm ý và trả lời

Trả lời:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: người bình thơ hiểu được cái hay, cái đẹp của bài thơ, đồng thời thấu hiểu những tâm tình, tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho quê hương, cảnh vật. Thể hiện qua những lời bình: “Đấy là hình ảnh làm ấm lòng tác giả nhất”; “Ấy là tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình”.

- Theo em, đây là một sự đồng cảm đầy giá trị nghệ thuật. Người bình thơ dường như đã đặt mình vào trong tác giả, hóa thân vào bài thơ để cảm nhận được rõ rệt những tình cảm, cảm xúc của tác giả trong thơ.

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 4: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhận định, kết hợp với nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Trả lời:

Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” bởi vì Nguyễn Đình Thi đã khéo léo vẽ nên cảm xúc của mình chỉ với vài câu thơ và vào nét vẽ về bức tranh thiên nhiên nhỏ. Nhà thơ đã khiến cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động và dễ đi vào những ngóc ngách tâm hồn con người

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 5: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung mà mình sẽ bổ sung

Trả lời:

Bài phê bình của Vũ Quần Phương là một văn bản tinh tế, chứa chan cảm xúc, nêu bật được những cảm xúc nổi bật nảy ra từ trong bài thơ. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ. 

    Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

                   Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

                    Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.



Đánh giá

0

0 đánh giá