Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Bài 1: Cuộc sống quanh em Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Bài 1: Cuộc sống quanh em
Chia sẻ
Quan sát tranh và cho biết:
Tiếng Việt lớp 2 trang 5 Câu 1: Đây là những ai, những vật gì, con gì?
Lời giải:
Trong tranh có:
(1) Trường học |
(7) Bác thợ xây |
(2) Các bác nông dân |
(8) Cây chuối |
(3) Các bạn học sinh |
(9) Xe taxi |
(4) Con trâu |
(10) Con mèo |
(5) Cây dừa |
(11) Cây hoa |
(6) Đèn điện |
|
Tiếng Việt lớp 2 trang 5 Câu 2: Mỗi người trong tranh đang làm việc gì?
Lời giải:
(2) Các bác nông dân: Làm việc trên đồng ruộng (gặt lúa)
(3) Các bạn học sinh: Đến trường học tập
(7) Bác thợ xây: Xây nhà
Tiếng Việt lớp 2 trang 5 Câu 3: Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và liên hệ thực tế để trả lời.
Lời giải:
(1) Trường học: Là môi trường giáo dục để học tập, tiếp thu những kiến thức quý báu
(4) Con trâu: Cày ruộng
(5) Cây dừa: Cho quả
(6) Đèn điện: Tỏa sáng
(8) Cây chuối: Cho quả
(9) Xe taxi: Phương tiện giao thông để con người đi lại thuận tiện hơn
(10) Con mèo: Bắt chuột
(11) Cây hoa: Khoe sắc, tỏa hương, làm đẹp cho đời
Đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
1. Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.
Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc báo phút, báo giờ.
Con gà trống gáy vang ò.. ó … o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.
Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín.
Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
2. Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui.
Theo TÔ HOÀI
- Sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân.
- Rực rỡ: tươi sáng, nổi bật lên.
- Tưng bừng: vui, lôi cuốn nhiều người.
- Đỡ: giúp.
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 7 Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 1 trong bài.
Lời giải:
Mỗi vật, con vật trong bài đều có việc của riêng mình:
- Đồng hồ thông báo giờ giấc.
- Con gà trống gáy vang cho mọi người biết trời sáng.
- Con tu hú kêu báo hiệu mùa vải chín.
- Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng
- Cây đào nở hoa báo hiệu xuân về, cho mùa xuân thêm rực rỡ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 7 Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 2 trong bài
Lời giải:
Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 7 Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:
a) Vì bé làm việc có ích.
b) Vì bé yêu những việc mình làm.
c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.
Phương pháp giải:
Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân mình
Lời giải
Gợi ý: Lựa chọn ý em thích và giải thích cho phù hợp.
Ví dụ: Bé bận rộn mà lúc nào cũng vui bởi vì bé được làm việc có ích, những việc này giúp ích và đem lại niềm vui cho bé và cho cả những người xung quanh mình.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 7 Câu 1: Tưởng tượng mỗi từ ngữ dưới đây là một hành khách. Hãy xếp mỗi hành khách vào toa tàu phù hợp:
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào nhóm phù hợp.
Lời giải:
- Người: em, mẹ
- Vật: đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, hoa đào, (quả) vải
- Con vật: gà, tu hú, chim sâu
- Thời gian: ngày, giờ, phút
Tiếng Việt lớp 2 trang 7 Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ ở ngoài bài đọc:
a. Chỉ người
b. Chỉ vật
c. Chỉ con vật
d. Chỉ thời gian
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế để làm bài tập.
Lời giải:
a) Chỉ người: bố, ông nội, bác thợ may, cô kĩ sư, cô giáo, anh, chị,..
b) Chỉ vật: cái bàn, cái bếp, quyển sách, bình nước, tách trà,…
c) Chỉ con vật: con mèo, con chó, con trâu, con bò, con thỏ, con cá,….
d) Chỉ thời gian: năm, tháng, ngày,…
Tiếng Việt lớp 2 trang 8 Câu 1: Tập chép
Đôi bàn tay bé
Đôi bàn tay bé xíu Mà siêng năng nhất nhà Hết xâu kim cho bà Lại nhặt rau giúp mẹ. |
Đôi bàn tay be bé Nhanh nhẹn ai biết không? Chiều tưới cây cho ông Tối chép thơ tặng bố. Theo NGUYỄN LÃM THẮNG |
Tiếng Việt lớp 2 trang 8 Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k?
Phương pháp giải:
Chú ý quy tắc dùng c/k:
- k: đi cùng với i, ê, e
- c: đi cùng với các trường hợp còn lại.
Lời giải:
Các từ cần điền là: cái đồng hồ, con tu hú, tiếng kêu, câu chuyện, kì lạ
Tiếng Việt lớp 2 trang 8 Câu 3: Viết vào vở 9 chữ cái trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Em chú ý cột thứ 3 (tên chữ cái) xem cách đọc tên chữ cái đó như thế nào rồi viết tên chữ cái tương ứng vào cột thứ 2.
Lời giải:
Học thuộc lòng bảng chữ cái vừa viết.
Tiếng Việt lớp 2 trang 8 Câu 4: Tập viết
a) Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Ánh nắng ngập tràn biển rộng
Phương pháp giải:
a. Em quan sát chữ viết mẫu trong sách, chú ý thứ tự viết các nét.
b. Em đọc trước câu ứng dụng
Lời giải:
a. Viết chữ A
* Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn.
* Cách viết:
- Bước 1: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 2 hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 3.
- Bước 2: Không nhấc bút, viết tiếp nét ngược phái và dừng bút dưới ĐK ngang 2 và trước ĐK dọc 4.
- Bước 3: Lia bút đến phía trên ĐK ngang 2, viết nét lượn cắt ngang hai nét móc ngược và dừng bút bên trái ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2.
b. Viết ứng dụng
Em viết lần lượt từng từ trong câu ứng dụng theo thứ tự
* Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn.
* Cách viết:
- Bước 1: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 2 hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 3.
- Bước 2: Không nhấc bút, viết tiếp nét ngược phái và dừng bút dưới ĐK ngang 2 và trước ĐK dọc 4.
- Bước 3: Lia bút đến phía trên ĐK ngang 2, viết nét lượn cắt ngang hai nét móc ngược và dừng bút bên trái ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2.
Viết ứng dụng: Ánh nắng ngập tràn biển rộng
Phần I
MỖI NGƯỜI MỘT VIỆC
Cái chổi thấy rác, quét nhà
Cây kim sợi chỉ giúp bà vá may
Quyển vở chép chữ cả ngày
Ngọn mướp xoè lá, vươn “tay” leo giàn
Đồng hồ biết chỉ thời gian
Cái rá vo gạo, hòn than đốt lò
Con gà báo Sáng “Ó... o...”
Cánh cửa biết mở để cho nắng vào
Mỗi người một việc vui sao
Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Phần II. Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 9 Câu 1: Bài thơ nói đến những đồ vật, con vật và loài cây nào?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và đọc kĩ bài thơ.
Lời giải:
Những đồ vật, con vật và loài cây xuất hiện trong bài thơ đó là:
- Đồ vật: cái chổi, cây kim, sợi chỉ, quyển vở, đồng hồ, cá rá, cánh cửa
- Con vật: con gà
- Loài cây: mướp
Tiếng Việt lớp 2 trang 9 Câu 2: Hãy nói về ích lợi của một đồ vật (hoặc con vật, loài cây) trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ 8 câu thơ đầu.
Lời giải:
Gợi ý: Em lựa chọn một đồ vật (loài vật, con vật) để nói về lợi ích. Ví dụ:
- Cái chổi: Quét dọn sạch sẽ
- Con gà: Thông báo trời sáng, ngày mới tới
- Mướp: Làm đồ ăn
Tiếng Việt lớp 2 trang 9 Câu 3: Tìm câu hỏi trong bài thơ và trả lời câu hỏi đó.
Phương pháp giải:
Em tìm câu hỏi ở cuối bài rồi liên hệ thực tế để trả lời.
Lời giải:
- Câu hỏi: Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?
- Trả lời: Bé quét nhà giúp mẹ, xâu kim giúp bà, đọc báo cho ông nghe, nhặt cỏ với bố, làm bài tập về nhà.
Phần III. Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 10 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ để xếp vào các nhóm thích hợp.
Lời giải:
- Người: bé
- Vật: chổi, kim, chỉ, vở, đồng hồ, ngọn mướp, đồng hồ, cánh cửa
- Con vật: gà
- Thời gian: ngày, buổi sáng
Tiếng Việt lớp 2 trang 10 Câu 2: Tìm trong các từ ngữ trên.
a) Một từ trả lời cho câu hỏi Ai?
b) Một từ trả lời cho câu hỏi Con gì?
c) Một từ trả lời cho câu hỏi Cái gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào các từ ngữ ở bài tập 1 để trả lời.
Lời giải:
a) Bé
b) Gà
c) Đồng hồ
Trao đổi
Tiếng Việt lớp 2 trang 10 Câu 1: Cùng bạn đóng vai các đồ vật, con vật, loài cây trong bài thơ Mỗi người một việc: Tự giới thiệu mình và cho biết mình làm được việc gì.
M: Tôi là gà trống. Buổi sáng, tôi đánh thức mọi người dậy.
Phương pháp giải:
Em trả lời các câu hỏi sau liên quan đến các đồ vật đó:
- Giới thiệu tên đồ vật
- Công dụng của đồ vật
Lời giải:
- Tôi là chổi. Hằng ngày, tôi giúp cho sân nhà sạch sẽ.
- Tôi là quyển vở. Tôi giúp học sinh ghi chép bài.
- Tôi là ngọn mướp. Tôi cho mọi người những bữa ăn ngon.
Tiếng Việt lớp 2 trang 11 Câu 2: Giả sử em được mời lên sân khấu giao lưu với các bạn trong trường, em hãy tự giới thiệu về mình.
M:
Phương pháp giải:
Em viết lời giới thiệu dựa vào những gợi ý đã có trong tranh.
Lời giải:
Chào các bạn! Tôi tên là Phạm Hà My. Tôi là học sinh lớp 2B. Tôi thích đọc sách, nghe nhạc, giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Mơ ước của tôi là trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người. Sau đây, tôi xin biểu diễn bài hát “Em yêu trường em”. Xin mời các bạn thưởng thức!
Luyện tập chào hỏi, tự giới thiệu
Tiếng Việt lớp 2 trang 11 Câu 1: Ghép từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ để ghép nối cho phù hợp.
Lời giải:
a – 2: Bạn Quang Hải là học sinh lớp 2A.
b – 1: Bút là một đồ dùng học tập.
c – 4: Chim sâu là loài chim có ích.
d – 3: Cam là cây ăn quả.
Tiếng Việt lớp 2 trang 11 Câu 2: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận của một trong các câu trên:
M:
Phương pháp giải:
Em quan sát mẫu và làm theo.
Lời giải:
- Bút là một đồ dùng học tập.
Ai (cái gì, con gì) |
là gì (là ai)? |
Bút |
là một đồ dùng học tập |
Cái gì |
là một đồ dùng học tập. |
Bút |
là gì? |
- Chim sâu là loài chim có ích.
Ai (cái gì, con gì) |
là gì (là ai)? |
Chim sâu |
là loài chim có ích. |
Con gì |
là loài chim có ích. |
Chim sâu |
là gì? |
- Cam là cây ăn quả.
Ai (cái gì, con gì) |
là gì (là ai)? |
Cam |
là cây ăn quả. |
Cái gì? |
là là cây ăn quả. |
Cam |
là gì? |
Tiếng Việt lớp 2 trang 12 Câu 3: Viết lời giới thiệu bản thân, sử dụng mẫu câu Ai là gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và làm theo mẫu.
Lời giải:
- Tôi là Nguyễn Ngọc Bích.
- Môn học tôi yêu thích là môn Toán.
- Đồ chơi tôi yêu thích là búp bê bằng bông.
- Con vật tôi thích nhất là con mèo.
Tiếng Việt lớp 2 trang 12 Câu 1: Mỗi học sinh mang đến lớp một quyển sách. Giới thiệu với các bạn quyển sách của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa,…
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một quyển sách và giới thiệu về quyển sách đó trước lớp
Lời giải:
Gợi ý:
- Tên sách: Dế mèn phiêu lưu ký
- Tác giả: Tô Hoài
- Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Tranh bìa: Hình Dế Mèn và Dế Trũi đang vừa đi vừa trò chuyện.
Chào các bạn! Hôm nay, mình đem tới cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Sách do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. Tranh bìa vẽ chú Dế Mèn và Dế Trũi đang vui vẻ cùng nhau ngao du, khám phá thế giới xung quanh mình.
Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Câu 2: Em hãy đọc mục lục dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mục lục: phần ghi tên các bài, các truyện và tác giả (nếu có nhiều tác giả) theo số trang trong sách.
Tác giả: người sáng tạo ra tác phẩm.
Tác phẩm: truyện, thơ, tranh, tượng,... nói chung.
a. Mục lục gồm những cột nào?
b. Đọc mục lục theo hàng ngang.
c. Trả lời câu hỏi (theo mục lục trích ở trên):
- Tập truyện này có những truyện nào?
- Truyện Hương cỏ mật ở trang nào?
- Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả nào?
- Theo em, mục lục sách dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát mục lục trong sách để trả lời câu hỏi
Lời giải:
a) Mục lục gồm 4 cột: số thứ tự, tác giả, tác phẩm, trang
b) Đọc mục lục theo hàng ngang:
- Thứ nhất là tác giả Hà Ân với câu chuyện “Ông Trạng thả diều” ở trang 5.
- Thứ hai là tác giả Vũ Cao với câu chuyện “Em bé bên bờ sông Lai Vu” ở trang 29.
- Thứ ba là tác giả Đỗ Chu với câu chuyện “Hương cỏ mật” ở trang 64.
- Thứ tư là tác giả Nguyễn Phan Hách với câu chuyện “Mẹ” ở trang 91.
- Thứ năm là tác giả Bùi Hiển với câu chuyện “Thanh và cái Thắm” ở trang 113.
- Thứ sáu là tác giả Hải Hồ với câu chuyện “Bí mật đến giao thừa” ở trang 126.
- Thứ bảy là tác giả Lê Minh với câu chuyện “Con sóng” ở trang 138.
….
c) Trả lời các câu hỏi:
- Tập truyện này có những truyện: Ông Trạng thả diều, Em bé bên bờ sông Lai Vu, Hương cỏ mật, Mẹ, Thanh và cái Thắm, Bí mật đến giao thừa, Con sóng,…
- Truyện Hương cỏ mật ở trang 64.
- Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả Hà Ân.
- Theo em, mục lục sách giúp cho chúng ta biết được các thông tin quan trọng của sách (Tác giả, tác phẩm trang tương ứng), thuận tiện cho quá trình tra cứu nội dung của sách.
Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Câu 3: Tra mục lục để tìm một truyện hoặc một bài trong quyển sách của em.
Phương pháp giải:
Em mở phần mục lục của một quyển sách rồi tra thông tin của một truyện hoặc bài mà em thích
Lời giải:
Ví dụ: Sách Tiếng Việt 2 tập 1 (Bộ sách Cánh Diều) bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi của tác giả Bế Kiến Quốc ở trang 15 của sách.
Tiếng Việt lớp 2 trang 13 Câu 4: Đọc truyện hoặc bài em vừa tìm được.
Lời giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.