Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa có tác dụng gì? Việc này gây hại như thế nào với môi trường?

279

Với giải Vận dụng 4 trang 72 Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Năng lượng tái tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 8: Năng lượng tái tạo

Vận dụng 4 trang 72 Chuyên đề Vật lí 10: Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa có tác dụng gì? Việc này gây hại như thế nào với môi trường? Có cách nào sử dụng rơm rạ hiệu quả hơn không?

Lời giải:

- Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa có tác dụng là> giúp tiêu diệt một số loài côn trùng trú ẩn trên gốc rạ, làm sạch mầm bệnh cho vụ sau, đồng thời cũng cung cấp một ít Kali cho đất.

- Việc đốt rơm rạ gây hại cho môi trường:

+ Phát sinh hàng loạt chất ô nhiễm, trong đó có bụi, CO2, kim loại như chì, thủy ngân, kẽm, asen… Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây khói mù và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 8 (Cánh diều): Năng lượng tái tạo (ảnh 7)

Ảnh: Một số gia đình vẫn đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

+ Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...

- Cách sử dụng rơm rạ hiệu quả hơn:

+ Làm thức ăn cho gia súc.

+ Trồng nấm rơm.

+ Vùi rơm rạ vào đất.

+ Sản xuất phân bón hữu cơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá