Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 80 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố

359

Với giải Câu hỏi trang 80 Toán 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo trong Bài 1: Không gian mẫu và biến cố học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 80 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố

Thực hành 3 trang 80 Toán 10 Tập 2: Trong ví dụ 4, hãy xác định các kết quả thuận lợi cho biến cố:

a) “Trong ba bạn được chọn có đúng một bạn nữ”

b) “Trong ba bạn được chọn không có bạn nam nào”

Lời giải 

a) Công việc cần  qua hai công đoạn

Công đoạn 1 cần chọn một bạn nữ từ 4 bạn có 4 cách

Công đoạn 2 cần chọn 2 bạn nam từ 5 bạn và không tính đến thứ tự có C52 cách

Vậy có 4.C52=40kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong ba bạn được chọn có đúng một bạn nữ”

b) Ba bạn được chọn không có bạn nam nào tức là ba bạn đều là nữ, ta chọn ra 3 bạn nữ từ 4 bạn và không tính đến thứ tự có C43=4 cách

Vậy có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong ba bạn được chọn không có bạn nam nào”.

Bài tập

Bài 1 trang 80 Toán 10 Tập 2: Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn 100

a) Hãy mô tả không gian mẫu

b) Gọi A là biến cố “Số được chọn là số chính phương”. Hãy viết tập hợp mô tả biến cố A

b) Gọi B là biến cố “Số được chọn chia hết cho 4” Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho B

Lời giải 

a) Số nguyên dương nhỏ hơn 100 luôn có 1 hoặc 2 chữ số nên ta có không gian mẫu của phép thử trên là: Ω={1,2,3,4,5,...98,99}

b) Tập hợp biến cố A: “Số được chọn là số chính phương” là:

A={a2|a=1,2,...,9}

c) Cứ 4 số thì có 1 số chia hết cho 4 nên số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 1004=25

Vậy có 25 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Số được chọn chia hết cho 4”.

Bài 2 trang 80 Toán 10 Tập 2: Trong hộp có 3 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 3. Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử:

a) Lấy một thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp

b) Lấy một thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 thẻ khác từ hộp

c) Lấy đồng thời hai thẻ từ hộp

Lời giải 

a) Lần đầu tiên lấy thẻ, sau đó để lại vào hộp nên lần thứ 2 cũng sẽ có 3 trường hợp với 3 số xảy ra, nên ta có không gian mẫu của phép thử là:

Ω={(i;j)|i,j=1,2,3} với i, j lần lượt là số được đánh trên thẻ được lấy lần đầu và lần hai

b) Lần đầu lấy một thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 thẻ khác từ hộp, nên lần hai chỉ có 2 trường hợp với hai số còn lại, nên ta có không gian mẫu của phép thử là:

Ω={(1;2),(1;3),(2;1),(2;3),(3;1),(3;2)}

(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó và lần lượt là số được đánh trên thẻ được lấy ra lần thứ nhất và thứ hai)

c) Ta lấy đồng thời hai thẻ nên các số được đánh trên thẻ là khác nhau

Ω={(1;2),(1;3),(2;1),(2;3),(3;1),(3;2)}

(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó và lần lượt là số được đánh trên thẻ được lấy ra lần thứ nhất và thứ hai).

Bài 3 trang 80 Toán 10 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số kết quả thuận lợi cho biến cố:

a) “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”

b) “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”

c) “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”

Phương pháp giải

Cách 1: Sử dụng các quy tắc đếm, công thức tổ hợp để xác định

Cách 2: Viết tập hợp mô tả biến cố và xác định số phần tử của tập hợp

Lời giải 

a) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự

Gọi là biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”. Tập hợp mô tả biến cố là:

A={(1;4),(2;5),(3;6)}(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó và lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc)

b) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự

Gọi là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”. Tập hợp mô tả biến cố là:

A={(1;5),(2;5),(3;5),(4;5),(6;5)}(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó và lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc)

c) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự

Gọi là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”. Tập hợp mô tả biến cố là:

C={(a,b)|a=2,4,6;b=1;3;5}(Với kết quả của phép thử là cặp số (a,b) trong đó và lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc).

Bài 4 trang 80 Toán 10 Tập 2: Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố:

a) “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”

b) “Bốn viên bi xanh được xếp liền nhau” 

Lời giải

a) Việc xếp 9 viên bi sao cho không có hai viên bi trắng nào xếp liến nhau được thực hiện qua 2 công đoạn

Công đoạn 1: Xếp 4 viên bi xanh trước, vì các viên bi có kích thước khác nhau nên quan tâm đến thứ tự, suy ra công đoạn 1 có 4!=24 cách

Công đoạn 2: Xếp 5 viên bi trắng vào 5 vị trí xung quanh bi xanh, có quan tâm đến thứ tự nên công đoạn 2 có 5!=60 cách

Vậy có 60.24=1440 kết quả thuận lợi cho biến cố “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”

b) Việc xếp 9 viên bi sao cho bốn viên bi xanh được xếp liền nhau được thực hiện qua 2 công đoạn

Công đoạn 1: Xếp 4 viên bi xanh liền nhau, vì các viên bi có kích thước khác nhau nên quan tâm đến thứ tự, suy ra công đoạn 1 có 4!=24 cách

Công đoạn 2: Xếp 5 viên bi trắng có kích thước khác nhau vào bên trái hay bên phải của bi xanh, có quan tâm đến thứ tự nên công đoạn 2 có 5!.25=3840 cách

Vậy có 3840.24=92160 kết quả thuận lợi cho biến cố “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”.

Đánh giá

0

0 đánh giá