Toán 10 Kết nối tri thức trang 85 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

336

Với giải Câu hỏi trang 85 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức trong Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Kết nối tri thức trang 85 Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

Luyện tập 2 trang 85 SGK Toán 10 Tập 2: Trở lại trò chơi “Vòng quay may mắn” ở HĐ2. Tính xác suất để người chơi nhận: được loại xe 110 cc có màu trắng hoặc màu xanh.

Lời giải:

Dựa vào sơ đồ cây, ta thấy n(Ω)=8.

Gọi E là biến cố “Người chơi nhận được loại xe 110 cc có màu trắng hoặc màu xanh”.

Ta có n(E)=2. Vậy P(E)=n(E)n(Ω)=0,25.

Luyện tập 3 trang 85 SGK Toán 10 Tập 2: Trong một cuộc tổng điều tra dân số, điều tra viên chọn ngẫu nhiên một gia đình có ba người con và quan tâm giới tính của ba người con này.

a) Vẽ sơ đồ hình cây để mô tả các phần tử của không gian mẫu.

b) Giả thiết rằng khả năng sinh con trai và khả năng sinh con gái là như nhau. Tính xác 

suất để gia đình đó có một con trai và hai con gái.

Lời giải:

a) Theo bài ra, ta vẽ được sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu như sau: 

Đặt cách viết tắt: Gái = G, Trai = T. 

Các kết quả có thể là: GGG; GGT; GTG; GTT; TGG; TGT; TTG; TTT. 

Do đó: n(Ω) = {GGG; GGT; GTG; GTT; TGG; TGT; TTG; TTT}.

Vậy n(Ω) = 8.

b) Gọi biến cố A: “Gia đình đó có một con trai và hai con gái”.

Ta có: A = {GTG; TGG; GGT}. Do đó, n(A) = 3. 

Vậy PA=nAnΩ=38

3. Xác suất của biến cố đối

HĐ3 trang 85 SGK Toán 10 Tập 2: Cho E là một biến cố và Ω là không gian mẫu. Tính n(E¯) theo n(Ω) và n(E).

Lời giải:

Do E và E¯ là hai biến cố đối nên biến cố E¯ là phần bù của E trong Ω hay E¯=CΩE

Hay biến cố đối E¯ là tập tất cả các phần tử của Ω mà không là phần tử của E. 

Do đó ta có: n(E¯) + n(E) = n(Ω).

Vậy n(E¯) = n(Ω) – n(E). 

Đánh giá

0

0 đánh giá