Toán 10 Cánh Diều trang 93 Bài 6: Ba đường Conic

786

Với giải Câu hỏi trang 93 Toán 10 Tập 2 Cánh Diều trong Bài 6: Ba đường Conic giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Cánh Diều trang 93 Bài 6: Ba đường Conic

Câu hỏi khởi động trang 93 Toán lớp 10 Tập 2: Từ xa xưa, người Hy Lạp đã biết rằng giao tuyến của mặt nón tròn xoay và một mặt phẳng không đi qua đỉnh của mặt nón là đường tròn hoặc đường cong mà ta gọi là đường conic (Hình 48). Từ “đường conic” xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp konos, nghĩa là mặt nón.

 (ảnh 1)

Đường conic gồm những loại đường nào và được xác định như thế nào?

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ biết đường conic gồm đường parabol, đường elip, đường hypebol và cách xác định phương trình chính tắc của mỗi loại đường conic trên.

1. Đường Elip

Hoạt động 1 trang 93 Toán lớp 10 Tập 2: Đóng hai chiếc đinh cố định tại hai điểm F1, F2 trên mặt một bảng gỗ. Lấy một vòng dây kín không đàn hồi có độ dài lớn hơn 2F1F2. Quàng vòng dây đó qua hai chiếc đinh và kéo căng tại vị trí của đầu bút chì (Hình 51). Di chuyển đầu bút chì sao cho dây luôn căng, đầu bút chì vạch nên một đường mà ta gọi là đường elip. Gọi vị trí của đầu bút chì là điểm M.

 (ảnh 1)

Khi M thay đổi, có nhận xét gì về tổng MF1 + MF2?

Lời giải:

Theo bài ra ta thấy tổng MF1­ + MF­luôn bằng độ dài vòng dây kín, do đó khi M thay đổi, tổng MF1 + MF2 là một độ dài không đổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá